Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở?

Văn mẫu 11 cánh diều đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở?

Bài tham khảo 1:

Đã bao giờ bạn tự hỏi về tầm quan trọng của pháp luật, vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở? Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật sinh ra giúp duy trì trật từ xã hội và là chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Khi mọi người tuân thủ pháp luật, tội phạm sẽ giảm bớt, thậm chí là không xuất hiện. Các hành vi thiếu văn hóa, gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của cá nhân và người khác không còn, mỗi người tự ý thức được hành vi của mình, xã hội sẽ văn minh hơn. Ngược lại khi xã hội không có pháp luật, mỗi người tự làm theo ý mình, trật tự xã hội bị phá vỡ gây ra những hậu quả khôn lường, đời sống nhân dân bất an, lo lắng... Như vậy có thể thấy pháp luật rất quan trọng giống như khí trời vậy. 

Bài tham khảo 2:

Có bao giờ bạn tự hỏi, nếu không có pháp luật thì xã hội của chúng ta sẽ thế nào? Pháp luật là một hệ thống quy tắc sử sự chung do Nhà nước ban hành có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về hình thức và tính bắt buộc chung khẳng định ý chí của giai cấp quyền lực Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội. Ngày nay, pháp luật không chỉ là của “riêng” nhà nước, là công cụ để nhà nước tổ chức và quản lí xã hội, mà pháp luật đã trở thành “tài sản” chung của toàn xã hội, là quy tắc ứng xử đặc biệt cấp thiết và quan trọng trong đời sống chung, yếu tố thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, việc đảm bảo và thực hiện pháp luật không chỉ quyết định bởi Nhà nước mà còn phụ thuộc vào ý thức chấp hành của người dân. Khi mọi người tuân thủ pháp luật, các tệ nạn trong xã hội sẽ giảm sút và dần bị bài trừ tiệt để. Từ đó, các hành vi trái với đạo đức, trai pháp luật sẽ không còn, xã hội sẽ trở nên văn minh, đời sống nhân dân được ổn định và phát triển. Bên cạnh đó, nếu người dân không coi trọng pháp luật và hành xử trái với trật tự xã hội sẽ tạo ra những hậu quả khôn lường, chất lương cuộc sống của công dân bị ảnh hưởng. Vậy nên có thể thấy được pháp luật rất quan trọng với cuộc sống của mỗi chúng ta, nó giống như khí trời vậy.

Bài tham khảo 3:

Pháp luật được hiểu là  một hệ thống các quy tắc xử sự chung được Nhà nước đề ra và mang tính bắt buộc thực hiện với mọi cá nhân trong xã hội. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị trong bộ máy chính quyền Nhà nước. Pháp luật không cấu thành nên các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật là một phương thức hữu hiệu để định hướng và phân phối sự phát triển của các quan hệ xã hội. Đặc biệt, trong thời kì hội nhập hóa, hiện đại hóa, đời sống xã hội đang có nhiều sự thay đổi lớn, khi đó vai trò của pháp luật càng được thể hiện rõ. Sau mỗi cuộc cải cách hay cách mạng xã hội, những yếu tố mới được xác lập thường gặp phải sự phản kháng và lực cản từ nhiều phía. Ngược lại, những yếu tố cổ hủ, không còn phù hợp nhưng chưa hoàn toàn bị tiêu diệt. Trong điều kiện đó, “Luật pháp được xem như một phương thức hữu hiệu đế điều tiết các động thái xã hội và các quan hệ phát sinh từ các biến đổi xã hội quan trọng đó”. Dưới sự kiểm soát của pháp luật, những yếu tố mới, tích cực, tiến bộ sẽ được đề cao, nhờ đó sự tồn tại của chúng được hiện hữu, trở nên chính thức và chắc chắn, không thể xoay chuyển. Có thể nói, mọi chủ trương cải cách, đổi mới nếu không có pháp luật đảm bảo thì khó có thể thành công, pháp luật thật sự rất cần thiết và quan trọng với cuộc sống như khí trời để thở vậy.

Bài tham khảo 4: 

Bất cứ xã hội nào cũng luôn cần có ổn định để tồn tại và phát triển, hơn nữa, sự phát triển phải có tính chất liên tục và vững chắc trên tất cả các mặt, đảm bảo có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Nói một cách cụ thể, sự phát triển của xã hội phải bao hàm trong đó tăng trưởng kinh tế luôn gắn liền tiết kiệm tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường, công bằng xã hội được bảo đảm, truyền thống tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn và phát huy. Trong điều kiện ngày nay, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội là vấn đề rất cấp bách, đòi hỏi toàn xã hội phải chung tay thực hiện, trong đó pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng. Pháp luật đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra những tiền đề quan ừọng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Pháp luật tạo ra cơ chế thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, qua đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội... Pháp luật góp phần ngăn ngừa những hiện tượng dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội, đồng thời, nó cũng góp phần quan trọng trong việc khắc phục khủng hoảng, đảm bảo sự phát triển liên tục, kéo dài của nền kinh tế. Pháp luật quy định các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Nhờ có pháp luật mà sự phát triển kinh tế đã được kết hợp chặt chẽ với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Pháp luật góp phần bảo tồn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn các giá trị truyền thống dân tộc không chỉ cho hôm nay mà còn cho mai sau.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 11 Cánh diều bài 4 Phải coi luật pháp như khí trời để thở, soạn văn mẫu 11 sách CD bài 4 Phải coi luật pháp như khí trời để thở, văn mẫu 11 Cánh diều bài Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở?

Bình luận

Giải bài tập những môn khác