Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở.

Văn mẫu 11 cánh diều đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở.

Bài tham khảo 1:

Từ khi sinh ra, có lẽ cuộc đời Chí Phèo đã được định sẵn trong nghèo khổ, đắng cay bởi hắn chào đời “trần chuồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên cái lò gạch cũ”. Hắn vốn dĩ lớn lên là một con người hiền lành, chăm chỉ, được mọi người quý mến, ấy thế mà một nghịch cảnh éo le xảy ra trong cái xã hội suy tàn đó, hắn bị Bá Kiến thông đồng với quan trên vu oan cho hắn phải ngồi tù tám năm trời. Tội ác đó đã tước đoạt quyền làm người của Chí. Cái nhà tù thực dân đã khiến một con người hiền lành trở nên hung dữ, là “con quỷ của làng Vũ Đại”. Cứ ngỡ cuộc đời của mình được cữu đỗi, khi hắn gặp được Thị, bát cháo hành của Thị đã thức tỉnh con người hắn, cho hắn khát khao được làm người, được sống hạnh phúc có một người vợ hiền, một đứa con khôn, được trở thành một người lương thiện. Thế nhưng hắn lại nhận được sự thờ ơ, ruồng bỏ của Thị, cuộc đời hắn lại một lần nữa chôn vùi vào hố sâu mà không tài ngôi lên được nữa. Hắn tuyệt vọng, hắn tỉnh ngộ ý thức được bi kịch của cuộc đời mình. Hắn đau đỡn, vật vã, hắn lại chìm đắm trong men say nhưng lần này hắn không thấy say nữa, “càng uống lại càng tỉnh”. Hắn đau xót cho chính cuộc đời mình, hắn “ôm mặt khóc rưng rức", hắn biết bây giờ không còn cách nào có thể cứu đỗi bản thân mình nữa rồi.

Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của mình, biến mình thàng một con “quỷ” của làng Vũ Đại. Chí Phèo xách dao ra đi, thay vì đến nhà bà cô Thị Nở như dự định, tâm trí lại điều khiển hắn đến nhà Bá Kiến – người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. Lúc này hắn đã say nhưng còn tỉnh hơn bất cứ lúc nào, hắn tỉnh để ngẫm nghĩ về nỗi đau vô hạn cho thân phận mình. Để rồi hắn ra đi với con dao ở thắt lưng, vừa đi hắn vừa lẩm bẩm “Tao phải đâm chết nó". Cứ nghĩ hắn sẽ đâm Thị Nở nhưng có lẽ hắn đã nghĩ thông rồi, hắn oán trách cuộc đời không cho hắn làm người lương thiện. Buổi trưa hôm ấy hắn lao thẳng đến nhà Bá kiến, lần này hắn không đòi tiền mà đòi quyền được làm người “Ai cho tao lương thiện?.. Tao không thể là người lương thiện nữa biết không!” vì chính Bá kiến đã đẩy hắn vào con đường tù tội, nghiệt ngã. Đó là những lời nói đánh thép cuối cùng của Chí, hắn vạch tội tên cường hào xảo trá, hắn kêu gào cho số phận bi thương của một kiếp người. Hắn vung dao lên giết Bá Kiến, giết con quỹ dữ thực thụ của làng Vũ Đại. Rồi hắn tự sát, không muốn sống một cuộc đời lưu manh, sống không bằng chết như vậy. Sở dĩ, hắn hành động như vậy bởi vì hắn hiểu rõ được tấn bi kịch của đời mình, hắn bị đẩy vào bước đường cùng khi không thể trở lại thành người lương thiện. Hắn chết đi khi cánh cửa cuộc đời đóng chặt, nhưng một cánh cửa khác lại được mở ra - cánh cửa giải thoát khỏi bụi trần, ai oán.

Bài tham khảo 2:

Sau khi gặp thị Nở, Chí Phèo đã trải qua nhiều biến động tâm trạng. Ban đầu, anh cảm thấy vui mừng và hy vọng khi thấy thị Nở đã đến thăm anh. Tuy nhiên, khi thị Nở từ chối tình cảm của anh và tuyên bố sẽ lấy bá Kiến, Chí Phèo bị sốc và thất vọng. Anh bỗng trở nên rối ren, tuyệt vọng và bị lôi cuốn vào tình huống khó xử. Sau sự kiện này, Chí Phèo đã mất hoàn toàn niềm tin vào cuộc sống và tình yêu. Anh cảm thấy bị bất lực và tuyệt vọng trước một thế giới vốn dĩ không công bằng và tàn nhẫn. Đó là lúc tình trạng tinh thần của Chí Phèo trở nên rối ren và không ổn định.

Vì lý do này, khi bị cô lập, bị chê bai và bị từ chối bởi một người mà anh yêu, Chí Phèo đã mất đi sự tự trọng và nhân phẩm. Anh muốn trả thù cho tất cả những gì đã đối xử với mình một cách bất công, bị áp đặt và đánh đập. Trong tâm trạng hoang mang và tuyệt vọng, Chí Phèo đã sử dụng dao để giết bá Kiến - kẻ đã khiến cho anh phải chịu đựng nhiều đau khổ trong quá khứ.

Trong tâm trạng tuyệt vọng và nỗi đau vô hạn, Chí Phèo đã thực hiện hành động cuối cùng của mình - tìm đến Bá Kiến để trả thù và tìm lại quyền làm người. Tuy nhiên, khi đến đó, thay vì tấn công Thị Nở như dự định ban đầu, hắn lại điều khiển bản thân đến nhà của kẻ đã làm hắn phải chịu đựng bao nhiêu thảm họa. Trong lúc say, Chí Phèo đã tỉnh táo và nhận ra rằng Bá Kiến là người đã gây ra nhiều bất hạnh cho cuộc đời hắn. Hắn tự trách mình vì đã trở thành một con quỷ trong mắt mọi người, hắn muốn tìm lại quyền làm người và được xem là một người lương thiện. Với những lời nói đầy cay đắng và tuyệt vọng, Chí Phèo đã tấn công Bá Kiến bằng con dao, giết hắn để trả thù và tìm lại chính mình. Hành động này cũng là cách Chí Phèo tự tìm lấy sự giải thoát cho mình, bởi vì hắn biết rằng cuộc đời của mình đã không còn gì để mất. Cuối cùng, Chí Phèo đã tự sát vì anh không còn tin vào cuộc sống và không thể chịu đựng được nỗi đau và sự bất công của đời. Anh cảm thấy mình bị phản bội, bị từ bỏ và không thể tìm được niềm hy vọng trong cuộc sống. Qua đó, tác giả muốn thể hiện thông qua nhân vật Chí Phèo rằng, một cuộc sống không công bằng và khốn khổ có thể đẩy con người vào tình trạng tinh thần rối ren và tuyệt vọng.

Bài tham khảo 3:

Từ khi gặp Thị Nở, Chí Phèo nhận ra cuộc đời ngoài kia vẫn còn nhiều điều tốt đẹp. “ Hắn thấy già yếu, bệnh tật và cô độc còn đáng sợ hơn cả ốm đau bệnh tật. Hắn khát khao làm hòa với mọi người.” Đến giờ phút này, có lẽ hắn đã biết rằng mình cũng cần một cuộc sống như mọi người. Một cuộc sống bình thường, không phải đâm thuê chém mướn, không phải rạch mặt ăn vạ người ta nữa. Mong ước bình dị nhưng dường như với Chí Phèo lại vô cùng lớn lao, khó thực hiện.

Vậy nhưng một lần nữa, xã hội phong kiến thối nát, nghiệt ngã, tàn nhẫn ấy đã không để cho mong ước bình dị làm người lương thiện của Chí Phèo được trở thành hiện thực. Đó là khi bà cô của Thị Nở xuất hiện, và bà cô phản đối Chí Phèo và Thị Nở đến với nhau. Không chỉ vậy, bà ta còn mắng mỏ, chì chiết Chí Phèo bằng những lời lẽ ác nghiệt, cay độc nhất. Bà cô ấy có lẽ chính là nhân vật tiêu biểu, hiện thân của xã hội phong kiến xấu xa, đã cự tuyệt, từ chối một cách tàn nhẫn khát khao làm người lương thiện của Chí Phèo, đẩy hắn vào bước đường cùng của cuộc đời. Chính vì thế, Chí Phèo một lần nữa rơi vào tuyệt vọng, hắn đau đớn tìm đến nhà Bá Kiến để trả thù, để giết cái kẻ đã làm hại đời hắn.

Chí Phèo giết chết Bá Kiến, sau đó hắn tự tay kết liễu cuộc đời tối tăm của mình. Hình ảnh Chí Phèo nằm giãy đành đạch giữa vũng máu ở sân nhà Bá Kiến, hét to lên rằng “ Ai cho tao làm người? Ai cho tao lương thiện?” đã khắc sâu vào trong tâm trí cũng như ám ảnh bất cứ người đọc nào. Không ai cho hắn lương thiện. Từng con người không cho, nên cái xã hội ấy chắc chắn không cho. Một tấn bi kịch đối với cuộc đời của Chí Phèo, người nông dân lương thiện nhưng sinh ra trong xã hội đầy rẫy những bất công cùng sự tàn nhẫn.

Thật vậy, chỉ có ngòi bút sâu sắc của Nam Cao mới có thể xây dựng được một cách thành công đến thế hình tượng nhân vật điển hình của sự áp bức, bất công thời bấy giờ. Đọc Chí Phèo, người đọc sẽ ám ảnh mãi không thôi, cũng như đọng lại sâu sắc niềm thương cảm với thân phận của những con người sinh ra nhầm thời, vì hoàn cảnh mà phải lâm vào bước đường cùng, trượt dài trong hố sâu của tội lỗi.

Bài tham khảo 4: 

Chí đến với Nở bằng bản năng của gã đàn ông say rượu mà thôi. Nhưng sau đó chính sự quan tâm, chăm sóc của Thị đã khiến Chí Phèo dần thức tỉnh lương tri và khao khát một lần nữa trở về làm người. Chí Phèo bị cảm Nở đã " quàng tay vào nách hắn"  và "hắn đu vào cổ hai người lảo đảo đi về lều". Bát chóa hành của Thị đã làm cho hắn gần như thay đổi hẳn. Lần đâu tiên hắn được nếm mùi cháo " trời ơi cháo mới thơm làm sao". Đây cũng là lần đầu tiên hắn được chăm sóc bởi bàn tay " đàn bà". Mấy chục năm qua hắn muốn ăn thì phải dọa, phải cướp, thế mà "lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho". Lần đầu tiên trong cuộc đời hắn đã lắng nghe và cảm nhận được âm thanh của sự sống vọng về, đó là "tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ qua những tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng cười nói của những người đàn bà đi chợ về". Những âm thanh này ngày nào cũng có nhưng hôm nay hắn mới đủ tỉnh táo để có thể nghe, thậm chí hắn còn nỗi buồn mơ hồ không hiểu "lòng mơ hồ buồn". Lương tâm hắn bị lay động, tiếng vọng của đời thường đã đánh thức linh hồn con quỉ dữ ấy. Hắn bắt đầu nhớ lại quá khứ, một thời từng mơ ước, cái ước mơ giản dị của những người dân nghèo với một mái ấm gia đình bé nhỏ. Càng hồi tưởng, hắn càng buồn càng lo âu, ngoài bốn mươi tuổi đầu, Chí cảm thấy "đã tới cái dốc bên kia cuộc đời", và hắn lo, hắn sợ, "đói rét ốm đau và cô độc cái này còn đáng sợ hơn đói rét, ốm đau". Có thể nói rằng những dòng suy nghĩ ấy cứ đan xen để rồi Chí Phèo khao khát trở thành người lương thiện. Hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao, Thị Nở sẽ mở đường cho hắn.

Một kẻ bị rơi xuống vực sâu, Chí Phèo "bám' được Thị Nở cứ tưởng là một cành cây hóa ra chỉ là rễ cây.Chí Phèo " say thị lắm", nhưng được mấy ngày thì Thị nghĩ bụng "hãy dừng yêu dể hỏi cô Thị đã". Con đường trở lại làm người vừa được hé mở thì đã bị đóng sầm lại! Bà cô đã đay nghiến Thị, bà thấy cháu bà " sao mà đĩ thế?" Bà thấy nhục nhã, bà gào lên " như con ma dại". Bà quyết không cho phép cháu bà đi lấy kẻ chỉ biết có rạch mặt ăn vạ. Nhưng thật sự không trách được bà ta, bởi không chỉ có bà cô Thị mà tất cả mọi người đều nhìn hắn như thế. Chỉ trừ Bá Kiến và Thị Nở ra còn ai dám đi qua mặt hắn, dám đối diện với hắn? Tất cả đều coi hắn là quỷ dữ mất rồi. Hôm nay linh hồn hắn trở về, nhưng không ai nhận hắn. Hắn đã thực sự rơi vào bi kịch tinh thần, đau đớn thay, hắn ngẩn người và nghe Thị nói. Hắn "sửng sốt" đứng lên gọi Thị, hắn đuổi theo " nắm lấy tay" Thị nhưng bị gạt ra, giúi thêm cho cái ngã " lăn khoèo xuống sân". Như ngựa quen đường cũ, hắn lại uống rượu, càng uống càng tỉnh và càng thấm thía bị người ta cự tuyệt đường sống. Trong đầu hắn xuất hiện suy nghĩ phải trả thù "hắn muốn đâm chết con đĩ Nở, con khọm già và cả nhà nó". Tuy nhiên hắn đã không đến nhà của Thị mà hắn đã đến nhà của Bá Kiến, kẻ đã đẩy hắn vào con đường tội lỗi này. Hắn bước vào nhà cụ Bá với bộ mặt hung hăng và đầy kiêu ngạo " hắn xông xông đi vào", lần đầu tiên đứng trước Bá Kiến hắn dẫm đạp lên tiếng đòi quyền làm người lương thiên. Nam Cao để cho Chí cất lên những tiếng đau đớn trong thảm bi kịch cùng đường của một người biết rằng cánh cửa trở lại làm người của hắn đã khép lại. "Không được, ai cho tao lương thiện? Làm thế nào để mất đi những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể làm người lương thiện nữa. Chỉ có một cách này biết không?' Hành động của hắn vung tay lên giết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù "cái kẻ đã đẩy hắn vào bi kịch này". Chí đã giết con quỷ dữ của làng Vũ Đại kẻ đã hại đời anh, Chí không thể sống kiểu lưu manh, không thì làm quỷ dữ sống như thú vật cũng được. Chí cũng đã chết bi thảm, quằn quại trên vũng máu của mình, chết trong tiếng kêu uất hận đau thương, đầy xót xa, ám ảnh. 

Qua bi kịch đau đớn của cuộc đời Chí Phèo tác giả đã khái quát một hiện tượng lưu manh hóa ở nông thôn, có ý nghĩa kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đẩy người dân vào kiếp sống tối tăm thú vật. Cũng trong trang văn này, trước đây ta từng bắt gặp làng Vũ Đại đã có Binh Chức, Năm Thọ từng bị xô đẩy vào bước đường cùng. Cả hai người ấy đều đã rời khỏi làng Vũ Đai, bặt vô âm tín thì Chí Phèo trở về. Nam Cao đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đã hủy hoại thể xác và tâm hồn biết bao con người lương thiện. Đồng thời tác giả cũng khẳng định rằng bản chất lương thiện vẫn tiềm ẩn sâu trong tâm hồn họ ngay cả khi họ đã bị vùi dập về nhân hình, tính cách.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 11 Cánh diều bài 3 Chí Phèo, soạn văn mẫu 11 sách CD bài 3 Chí Phèo, văn mẫu 11 Cánh diều bài Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác