So sánh nghệ thuật miêu tả nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng và Trao duyên.

Văn mẫu 11 cánh diều đề bài: So sánh nghệ thuật miêu tả nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng và Trao duyên.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài tham khảo 1:

Trong “Trao duyên”: Nguyễn Du miêu tả tâm trạng Thúy Kiều như một nhịp điệu của tâm trạng, đó là nỗi đau đớn trong suy nghĩ của Kiều khi trao duyên. Thông qua các biện pháp ẩn dụ, điệp từ cùng với sự tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ và biện pháp diễn tả, từ đó tạo nên nhịp điệu của tâm trạng, khiến người đọc cảm thụ được sâu sắc những nỗi đau đớn, giằng xé trong tâm hồn Kiều. Còn ở “Anh hùng tiếng đã gọi rằng”: Nguyễn Du sử dụng bút pháp lãng mạn hoá, lý tưởng hoá và những từ ngữ đầy tính ước lệ để miêu tả hình ảnh Từ Hải. Ông không chỉ tập trung vào một khía cạnh, mà sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để khắc họa Từ Hải, từ những màn đánh trận hùng tráng, đến sự tận tụy với nghĩa vụ và sự bất khuất trước bất công. 

Bài tham khảo 2:

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều không chỉ được tác giả khắc hoạ qua việc miêu tả chân dung bên ngoài, mà thành công hơn cả chính là việc miêu tả thế giới nội tâm nhân vật vô cùng phong phú, tinh tế, làm cho nhân vật có đời sống riêng, có sức sống riêng. 

Trong đoạn trích Trao duyên, nhà thơ tập trung thể hiện diễn biến tâm trạng phức tạp của Thúy Kiều. Sau cơn vạ gió tai bay bất kì, tổ ấm của gia đình nàng tan tác. Cha và em trai bị đánh đập, giam cầm; của cải bị lũ đầu trâu mặt ngựa vơ vét sạch sành sanh. Để đáp ứng yêu cầu của lũ tham quan ô lại, Thúy Kiều chỉ còn một cách là bán mình để lấy ba trăm lạng vàng chuộc cha. Suốt đêm: Một mình nàng ngọn đèn khuya, Áo đầm giọt lệ, tóc se mái sầu, Kiều sống với tâm trạng đầy sóng gió và mặc cảm. Trước sự thực phũ phàng là ngày mai nàng sẽ thuộc về tay Mã Giám Sinh, Thúy Kiều cảm thấy như chính mình là người có lỗi trong chuyện tình duyên dang dở, là thủ phạm gây ra nỗi bất hạnh cho Kim Trọng. Kiều thẹn thùng khó nói vì còn vướng mối tơ duyên với chàng Kim – mối tình đầu trong sáng, nồng nàn mà chỉ mới hai người biết với nhau. Ngỏ chuyện riêng tư với người khác, dù là em gái đi nữa thì cũng không phải dễ dàng. Hơn nữa, mối tình này đã gắn bó đến mức keo sơn, thề nguyền vàng đá dưới Vầng trăng vằng vặc giữa trời. Vì thế mà nó thiêng liêng, sâu nặng, khó có thể đổi thay.

Đoạn Chí khí anh hùng- Từ Hải ra đi lập sự nghiệp, giã từ Thúy Kiều - đã thể hiện sắc nét nghệ thuật miêu tả nhân vật đó của Nguyễn Du. Từ Hải đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chỉ là mục đích cao để hướng tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích. Ở con người Từ Hải, nỗi khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng như đã trở thành một sức mạnh của thiên nhiên, không gì có thể kiềm chế nổi. Từ Hải đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa, chợt động lòng bốn phương. Thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời bể mênh mang và lập tức ở vào tư thế một mình với thanh gươm yên ngựa sẵn sàng lên đường. Động lòng bốn phương là "động bụng nghĩ đến bốn phương" (Tản Đà). Nói cụ thể hơn là thấy trong lòng cái chí tung hoành ở bốn phương đang thúc giục, kêu gọi. Chỉ hai câu đầu, ta thấy Từ Hải không phải là con người tầm thường, mà có tâm chí của bậc hào kiệt Không gian trong câu 3, 4 (trời bể mênh mang, lên đường thẳng rong) thể hiện chí khí anh hùng của Từ Hải: lên đường, một mình một ngựa, một thanh gươm!


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 11 Cánh diều bài 2 Anh hùng tiếng đã gọi rằng, soạn văn mẫu 11 sách CD bài 2 Anh hùng tiếng đã gọi rằng, văn mẫu 11 Cánh diều bài So sánh nghệ thuật miêu tả nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng và Trao duyên.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác