Đáp án Ngữ văn 11 cánh diều bài 2 Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Đáp án bài 2 Anh hùng tiếng đã gọi rằng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 11 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: ANH HÙNG TIẾNG ĐÃ GỌI RẰNG

Câu 1: Chú ý cách xưng hô của Thúy Kiều khi đối thoại với Từ Hải?

Đáp án chuẩn:

"bồ liễu": Loài cây rụng lá sớm nhất về mùa đông; dùng (cũ; vch.) để ví người phụ nữ, quan niệm là yếu đuối.

"sấm sét": ở đây chỉ Từ Hải là người ra tay nhanh chóng, rõ ràng.

=> Khi xưng hô với Từ Hải, Thúy Kiều tự nhận mình là một người con gái yếu đuối và Từ Hải là bậc anh hùng, là người quyết đoán đã giúp nàng trả thù. Qua đó có thể thấy đối với Từ Hải, Thúy Kiều rất biết ơn và kính trọng.

Câu 2: Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều cho thấy Từ Hải là một người như thế nào?

Đáp án chuẩn:

- Qua lời nói của Từ Hải với Thúy Kiều, chúng ta có thể thấy Từ Hải là một người có tiếng một phương, mang chí lớn và có lòng tốt, sẵn lòng giúp Kiều trả ơn báo oán. Từ Hải giúp Kiều mà không cần nàng cảm tạ, tri ân.

Câu 1: Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.

Đáp án chuẩn:

Có thể chia văn bản thành 2 phần: 

- Phần 1 (18 cầu đầu): Cuộc trò chuyện giữa Thúy Kiều và Từ Hải.

- Phần 2 (Còn lại): Từ Hải là một anh hùng đích thực.

Câu 2: Có gì đáng lưu ý trong cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải? Cách xưng hô đó giúp em hiểu gì về Thúy Kiều?

Đáp án chuẩn:

- "bồ liễu": Loài cây rụng lá sớm nhất về mùa đông; dùng (cũ; vch.) để ví người phụ nữ, quan niệm là yếu đuối.

- "sấm sét": ở đây chỉ Từ Hải là người ra tay nhanh chóng, rõ ràng.

=> Qua cách xưng hô, em thấy Kiều là một cô gái thông minh, chân thành, nhỏ nhẹ, khiêm nhường (thân bồ liễu, tấc riêng, gan óc,...) đầy tình nghĩa. Khi xưng hô với Từ Hải, Thúy Kiều nói Từ Hải là bậc anh hùng, là người quyết đoán đã giúp nàng báo ơn, trả oán. Qua đó có thể thấy đối với Từ Hải, Thúy Kiều rất biết ơn và kính trọng.

Câu 3: Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích "Anh hùng tiếng đã gọi rằng" (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó nêu nhận xét về tính cách của nhân vật này.

Đáp án chuẩn:

- Câu nói của Từ Hải cho thấy anh xem mình là một “quốc sĩ”, và xem Thúy Kiều là “tri kỉ”. 

- Việc anh giúp đỡ Kiều là hành động đầy ý nghĩa, giống như các anh hùng hào kiệt trong xưa luôn tôn trọng. 

- Từ Hải không dung thứ cho những tội ác trong cuộc đời và luôn khát khao đấu tranh với sự bất công. Với đội quân hùng hậu, Từ Hải đi đến nơi nào cũng gây ấn tượng mạnh mẽ như cơn bão vũ:

“Thừa cơ trúc chẻ mái tan

Binh từ đấy sấm ran trong ngoài”

- Từ Hải đã xây dựng lên một triều đình lớn, đặt binh lính trong trận hình rõ ràng. Từ Hải thắng ở đâu thì chiến thắng ở đó:

"Đòi cơn gió quét mưa sa,

Huyện thành đạp đổ năm toà cõi Nam."

- Từ Hải coi bọn gian thần trong triều đình như là “loài giá áo túi cơm”. 

Câu 4: Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề gì trong tác phẩm Truyện Kiều?

Đáp án chuẩn:

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng ca ngợi lí tưởng anh hùng thông qua nhân vật Từ Hải – một con người chí tình chí nghĩa, sống và chiến đấu vì lí tưởng và khát vọng tự do, lẽ công bằng. Thông qua đó, thể hiện khát vọng tự do, ước mơ công lí của Nguyễn Du. Nhân vật Từ Hải là một khám phá đầy sáng tạo của Nguyễn Du: từ một hảo hán trong “Kim Vân Kiều truyện” trở thành một anh hùng đích thực trong “Truyện Kiều”.

Câu 5: So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng và Trao duyên.

Đáp án chuẩn:

Đoạn trích Trao duyên

Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng

- Khắc hoạ nhân vật Thuý Kiều chủ yếu qua diễn biến nội tâm.

- Sử dụng các hình thức ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ đối thoại.

+ Lời độc thoại nội tâm (chủ yếu).

+ Ngôn ngữ nửa trực tiếp (lời tác giả thể hiện cảm xúc, suy nghĩ bên trong của nhân vật).

- Sử dụng bút pháp trữ tình.

- Khắc hoạ nhân vật Thuý Kiều, Từ Hải qua những biểu hiện bên ngoài: ngôn ngữ đối thoại, hành động, cử chỉ.

- Sử dụng các hình thức ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ đối thoại.

+ Ngôn ngữ gián tiếp: lời kể của tác giả.

- Kết hợp bút pháp trữ tình và bút pháp sử thi.

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác