Đáp án Ngữ văn 11 cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II

Đáp án bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 11 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II

Câu 1: Thống kê các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 11, tập hai theo thể loại và kiểu văn bản.

Đáp án chuẩn:

Tên văn bản

Thể loại

Kiểu văn bản

Trái tim Đan - kô

Truyện ngắn

Tự sự

Một người Hà Nội

Tầng hai

Đây mùa thu tới

Thơ

Biểu cảm

Sông Đáy

Đây thôn Vĩ Dạ

Tình ca ban mai

Thương nhớ mùa xuân

Tùy bút, tản văn

Tự sự 

Vào chùa gặp lại

Ai đã đặt tên cho dòng sông

Vĩnh biệt cửu trùng đài

Kịch

Tự sự 

Thề nguyền và vĩnh biệt

Tôi muốn là tôi toàn vẹn

Tôi có một giấc mơ

Văn bản nghị luận

Nghị luận

Một thời đại trong thi ca

Lại đọc chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

 

Câu 2: Nêu một số nội dung chính (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, tư tưởng) của các truyện ngắn hiện đại ở Bài 5 trong sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích ý nghĩa và tính thời sự của nội dung đặt ra trong các truyện ngắn được học ở bài này.

Đáp án chuẩn:

1. Trái tim Đan-kô

Văn bản kể lại câu chuyện về trái tim dũng cảm của Đan-kô. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người. Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương.

Văn bản Trái tim Đan-kô chứa đựng thông điệp có ý nghĩa triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Bởi lẽ, văn bản đã đề cao hình ảnh người anh hùng Đan-kô mạnh mẽ, can đảm nhưng cũng giàu lòng nhân ái, vị tha. Đan-kô là vị anh hùng cao cả, cháy bỏng tình yêu với mọi người, anh luôn muốn dẫn dắt và soi sáng con đường của họ. Bằng cách này, anh ấy đã mang đến cho mọi người sự ấm áp và lòng tốt của mình phát ra từ trái tim rực cháy. Dù hi sinh rất nhiều nhưng hiện thực phũ phàng, những con người sau khi đến được ánh sáng đã quên đi Đan-kô - vị anh hùng đã dẫn dắt họ khỏi bóng tối. Không ai trong số họ còn nhớ đến Đan-kô đang hấp hối. Chỉ có những tia lửa bùng cháy gợi nhớ đến chiến công của Đan-kô … Qua Đan-kô, chúng ta thấy một anh hùng thực sự, người đã nhìn thấy ý nghĩa của cuộc sống trong việc phục vụ người khác. Vì cứu người mà sẵn lòng quên mình. Câu chuyện của Đan-kô khiến chúng ta phải suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, về trách nhiệm, nghĩa vụ của một cá nhân với cộng đồng.

2. Một người Hà Nội

Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Qua đó tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Từ đó chúng ta thêm yêu quý, tự hào về văn hoá, đất nuớc, con người Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và nối tiếp thế hệ. Nhân vật bà Hiền là “Một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.

Văn bản Một người Hà Nội phải khiến chúng ta phải suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hiện nay, yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặt ra đối với bất kỳ dân tộc hay quốc gia nào trên thế giới. Người Việt Nam có những tư tưởng, lối sống rất riêng, đặc biệt. Đó là những nét đẹp truyền thống, văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Bảo vệ chúng cũng là bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Là một công dân, mỗi người trong chúng ta là trau dồi nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

3. Tầng hai

Văn bản Tầng hai là một bức tranh về gia đình đơn giản, ấm áp. Truyện ngắn Tầng hai đã vẽ ra hai cuộc sống đối lập, giữa một bên là sự cô đơn, vội vã với cuộc sống hàng ngày và một bên là bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp. Phong Điệp  đã thể hiện một cách rất sâu sắc trong tác phẩm “Tầng hai” những giá trị triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc. Con người ta cứ mải mê tìm kiếm, theo đuổi hạnh phúc ở những điều xa với, có mấy ai nhận ra, hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Đó là gia định êm ấm, hạnh phúc.

Câu 3: Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ có yếu tố tượng trưng trong Bài 6, sách Ngữ văn 11, tập hai.

Đáp án chuẩn:

- Đặc điểm tiêu biểu: 

+ Là thơ có những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những liên tưởng sâu xa. 

+ Các hình ảnh có tính biểu tượng, gắn với phong cách và cái nhìn nghệ thuật của từng nhà thơ. 

+ Được xây dựng thông qua cách sử dụng nhạc điệu, những kết hợp từ bất thường, các phép so sánh và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 

+ Ý nghĩa của yếu tố tượng trưng trong thơ thường mơ hồ, không xác định nhưng lại ẩn chứa những liên tưởng thú vị. 

Câu 4: Nêu các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu của Bài 7 trong sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn, hoặc sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí ở bài học này.

Đáp án chuẩn:

Nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu:

- Thương nhớ mùa xuân: “Thương nhớ mùa xuân" là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình. Văn bản đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả. Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...” 

- Vào chùa gặp lại: “Vào chùa gặp lại” là một trong những tác phẩm tiểu biểu của nhà văn Minh Chuyên - người dành cả cuộc đời để viết về hậu chiến. Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Thông điệp này có giá trị đến mãi về sau. Nó dạy thế hệ trẻ phải biết ơn, cố gắng học tập và rèn luyện phát triển đất nước đi lên, không phụ sự hi sinh của thế hệ ông cha đi trước đã đổ xương máu để có được hòa bình.

- Ai đã đặt tên cho dòng sông: Văn bản đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.

- Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn:

+ Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tình

+ Nhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên.

+ Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. Qua đó, thể hiện được sự tài hoa, khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả.

+ Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình.

+ Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí:

+ Đối với các sáng tác truyện kí, hư cấu nghệ thuật là rất cần thiết nhưng hư cấu là để làm rõ sự thật, chứ không được bóp méo, xuyên tạc sự thật làm sai lệch lịch sử. Nhà văn không được làm sai lệch tính cách nhân vật và bản chất sự kiện. Khi tái hiện bức tranh hiện thực và con người lịch sử, nhà văn phải quan tâm đến chân lí lịch sử, tôn trọng những gì đã từng diễn ra trong quá khứ và được sử quan ghi lại trong chính sử, được số đông độc giả đồng thừa nhận. Những quy định vô hình này khiến cho công việc hư cấu, sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử bị giới hạn trong phạm vi nhất định. Nhà văn chủ yếu hư cấu, sáng tạo ở các phương diện chính như: đi sâu miêu tả phương diện nội tâm nhân vật; hư cấu thêm nhân vật, sự kiện không có thật trong lịch sử để làm nổi bật tầm vóc, vai trò nhân vật lịch sử; sử dụng yếu tố biến hóa, luân hồi, huyền thoại, huyền sử, dã sử, huyền tích để tô đậm thêm phần nguồn gốc xuất thân, phẩm hạnh, tài năng của nhân vật lịch sử cũng như tô đậm thêm phần đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc cho bối cảnh câu chuyện, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.

Câu 5: Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bi kịch trong Bài 8 sách Ngữ văn 11, tập hai và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc các văn bản ấy.

Đáp án chuẩn:

Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bi kịch:

- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Vũ Như Tô một kiến trúc sư có tài, tính tình cương trực. Lê Tương Dực vị vua nổi tiếng hôn quân chỉ biết khoái lạc, ăn chơi. Lê Tương Dực ra lệnh Vũ Như Tô xây dựng chốn ăn chơi đó là Cửu trùng đài. Vốn không màn đến danh vọng, cương trực ông đã thẳng thắn từ chối nhà vua dự bị vua căm ghét. Cung nữ Đan Thiềm khuyên nhũ Vũ Như Tô và thuyết phục rằng những tòa nhà mà ông xây dựng sẽ còn mãi và được người đời thán phục, kính trọng. Công trình Cửu trùng đài nguy nga, tráng lệ vốn tiêu tốn nhiều tiền của, sức người và cả máu của nhân dân vì vậy ai cũng căm ghét. Quận công Trịnh Duy Sản kích động thợ và nhân dân nổi dậy giết Vũ Như Tô và cửu trùng đài bị thiêu rụi.

- Thề nguyền và vĩnh biệt: Vở kịch nói về tình yêu tha thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ luôn coi nhau là kẻ thù. Do những xô xát và hiểu lầm, cuối cùng cả hai đều chọn cách tự tử để giải thoát qua đó đã góp phần giúp cho cả hai dòng họ cùng giải toả những oán hờn từ xa xưa. Qua đó, nhà văn Sếch-xpia đã lên án và tố cáo những hành động, thành kiến vô nhân đạo tồn tại và khống chế sự tự do của con người, đồng thời ca ngợi sự giải phóng bản thân, tiến tới những mối tình cảm tự nhiên, chân thành bước ra khỏi những ràng buộc của đạo đức phong kiến bảo thủ, lạc hậu. Trong trái tim của mỗi người đều tiềm tàng một khát vọng tình yêu, chỉ khi gặp đúng người, trái tim ta mới cảm nhận được sự rung động bùng cháy. Và không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để theo đuổi tình yêu của mình. Nhưng Rô- mê-ô và Giu-li-ét, họ đã thật sự làm được điều đó, họ đã cùng vượt qua rào cản của gia đình, của xã hội để khiến cho tình yêu của mình chở nên thăng hoa và tiến đến bất tử. 

- Tôi muốn là tôi toàn vẹn: Vở kịch kể về những đau khổ của Trương Ba phải chịu khi sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt. Sau đó, ông lại được gợi ý nhập vào xác cu Tị mới mất. Lần này, ông thẳng thừng từ chối và kiên quyết lựa chọn cái chết để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân khỏi bị vấy bẩn khi trong thân xác của người khác bởi những thói tầm thường, phàm tục.

Một số điểm cần lưu ý về cách đọc các văn bản:

- Đi sâu phân tích nhân vật chính trong bi kịch. 

- Hai kiểu chính trong xung đột trong bi kịch: Xung đội giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với tình trạng không thể thực hiện được điều đó trong thực tiễn; Xung đột nằm trong chính nhân vật.

Câu 6: Nếu và nhận xét đặc điểm của các văn bản nghị luận được học trong Bài 9, sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận này.

Đáp án chuẩn:

Luận điểm, lí lẽ tiêu biểu, độc đáo là ý đúng, ý sâu, ý mới của người viết khiến người đọc cảm thấy thích thú, tâm đắc. Dẫn chứng tiêu biểu là những dẫn chứng điển hình, có tác dụng soi sáng luận điểm hoặc lí lẽ. Trong văn bản nghị luận, các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự được sử dụng kết hợp với yếu tố nghị luận để tăng cường tính thuyết phục cho luận đề, luận điểm. Nhờ các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự mà lí lẽ và dẫn chứng (số liệu, sự vật, hiện tượng, sự việc, con người,...) trở nên cụ thể và sinh động, giúp cho văn bản nghị luận vừa giàu chất trí tuệ, vừa gợi hình, gợi cảm.

Yêu cầu: 

- Phân tích được nội dung, mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, độc đáo; nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận; xác định được mục đích, quan điểm của người viết và thể hiện được quan điểm cá nhân về nội dung của văn bản.

- Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống; phân tích được các quan điểm trái ngược nhau; nêu được những nhận xét hợp lí về nội dung thuyết trình và đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.

- Trân trọng, bảo vệ, tôn vinh những phẩm chất, giá trị nhân văn tốt đẹp: lòng nhân ái, sự bình đẳng, quyền con người, tiếng mẹ đẻ.

Câu 7: Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 11, tập hai; chỉ ra những yêu cầu chính khi viết các kiểu văn bản này.

Đáp án chuẩn:

- Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện: có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của truyện. 

- Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ: có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của tác phẩm.

- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội: là ghi lại những kết quả đã nghiên cứu được về một đề tài thuộc lĩnh vực tự nhiên (vật lí, hoá học, sinh học,...) hoặc xã hội (văn học, lịch sử, chính trị, văn hoá,...) mà em quan tâm.

- Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch: cũng thuộc kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học (xem Bài 5: Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện và Bài 6: Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ). Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung của nghị luận văn học, nghị luận về một tác phẩm kịch cần đáp ứng những yêu cầu riêng. Chẳng hạn: Phải xác định được tiểu loại kịch: bi kịch, hài kịch hay chính kịch; Phải thấy được việc phân chia hồi kịch thành các lớp (cảnh) nhỏ hơn, sự xuất hiện và tương tác của các nhân vật trong từng lớp (cảnh); Nhận diện và phân tích được sự vận động của hành động kịch và xung đột kịch cũng như lời thoại của các nhân vật.

- Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống: là viết bài văn trình bày ý kiến phân tích, trao đổi, bàn luận về một hiện tượng của đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, đạo đức, khoa học công nghệ, giáo dục, môi trường,...) mà người viết quan tâm.

Câu 8: Nêu và phân tích ý nghĩa những các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở Ngữ văn 11, tập hai. 

Đáp án chuẩn:

* Các kỹ kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở sách Ngữ văn 11, tập hai:

- Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện: Rèn luyện kĩ năng phân tích tác dụng của hình thức.

- Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ: Rèn luyện kĩ năng phân tích tác dụng của hình thức thơ.

- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội:  Rèn luyện kĩ năng trích dẫn trong bài viết.

- Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch: Rèn luyện kĩ năng viết biểu cảm và sử dụng các từ lập luận trong văn bản nghị luận.

- Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống: Rèn luyện kĩ năng phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ.

* Kỹ năng học sinh được rèn luyện:

- Phân tích tác dụng của hình thức truyện, thơ.

- Cách trích dẫn trong bài viết.

- Cách biểu cảm và sử dụng các lập luận trong văn bản nghị luận.

- Thao tác phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ.

- Ý nghĩa: Rèn luyện khả năng viết, trình bày các kỹ năng, phân tích, lập luận để phục vụ cho bài viết cũng như hiểu rõ hơn về thể loại đang tìm hiểu.

Câu 9: Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, nghị luận về một tác phẩm thơ và nghị luận về một bộ phim (vở kịch, bài hát, bức tranh, pho tượng).

Đáp án chuẩn:

* Giống nhau: 

- Đều là dạng bài nghị luận văn học

- Đều trình bày những nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật.

- Đều phải dựa trên những hiểu biết về tác phẩm để đưa ra cảm nhận

* Khác nhau:

a. Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

- Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

- Xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

-  Phải nêu được các nhận xét, ý kiến (luận điểm) xác đáng, rõ ràng về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); phải có các luận cứ tiêu biểu xác thực làm cơ sỏ cho luận điểm.

- Cần sử dụng phối hợp các thao tác, kĩ năng (phân tích, chứng minh, giải thích…); nên có những suy nghĩ, những cách trình bày bài mang sắc thái riêng.

b. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

- Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

- Cần phân tích các yếu tố như ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,.. để làm nổi bật nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

Câu 10: Những nội dung chính được rèn luyện trong phần Nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập hai là gì? Các nội dung này có gì giống và khác với nội dung phần Nói và nghe của sách Ngữ văn 11, tập một?

Đáp án chuẩn:

Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập hai:

- Giới thiệu một tác phẩm truyện: trình bày rõ ràng bằng lời về một hoặc nhiều phương diện liên quan đến nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện mà em yêu thích. Trong phần Viết, các em đã được hướng dẫn cách làm bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và hình thức của một truyện. Ở phần Nói và nghe, các em có thể chuyển một phần nội dung bài viết thành bài thuyết trình, sử dụng lời nói, ngôn ngữ cơ thể và các phương tiện kĩ thuật phù hợp để trình bày trước người nghe. Trong trường hợp lựa chọn tác phẩm khác, em có thể thay đổi nội dung bài thuyết trình cho phù hợp với tác phẩm được chọn.

- Giới thiệu một tác phẩm thơ: thuyết trình trước người nghe sự độc đáo về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, tư tưởng,...) và nghệ thuật (cấu tứ, cách xây dựng hình ảnh thơ, cách sử dụng ngôn từ,...) của bài thơ; đồng thời, cho thấy phong cách độc đáo của tác giả thể hiện qua bài thơ đó.

- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội: Bài 7 tập trung vào yêu cầu trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội đáng quan tâm. Tuy nhiên, người trình bày không đọc lại toàn bộ báo cáo mà chỉ tóm tắt, trọng tâm là nêu kết quả của những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra.

- Giới thiệu một tác phẩm kịch: trình bày trước người nghe sự độc đáo về nội dung và nghệ thuật (cốt truyện, xung đột kịch, lời thoại, khả năng thanh lọc,...) của tác phẩm kịch; những thành công khi công diễn trên sân khấu. Bên cạnh đó, người giới thiệu cũng bộc lộ thái độ, sự đánh giá, những trải nghiệm của cá nhân về vở kịch.

- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống: đưa ra các quan điểm, nhận xét, trao đổi về một hiện tượng nào đó trong đời sống, có liên quan đến nhiều người.

=> Nội dung các bài nói và nghe của tập một khác với tập hai. Tập 1 trập trung vào: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề đặt ra trong câu cách ngôn; Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật; Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học; Nghe bài thuyết minh tổng hợp. Trong khi đó, tập 2 tập trung chủ yếu vào giới thiệu các tác phẩm văn học, trình bày báo cáo và trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống.

Câu 11:

a) Thống kê tên phần tiếng Việt trong các bài của sách Ngữ văn 11, tập hai.

b) Nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết.

c) Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong một văn bản thơ ở Bài 6.

Đáp án chuẩn:

a) Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 là: 

- Bài 5 với các bài luyện tập về quy tắc ngôn ngữ, hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ, câu rút gọn và câu đặc biệt.

- Bài 6 với các bài tập biện pháp tu từ so sánh và lặp cấu trúc, các câu hỏi tu từ.

- Bài 7 với các bài tập về ngữ cảnh, cách sắp xếp lại các tài liệu tham khảo.

- Bài 8 với các bài tập về đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết.

- Bài 9 với các bài lỗi về lỗi ngữ pháp.

b) Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.

c) Biện pháp tu từ mà em thích nhất trong câu hỏi tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" trong Đây thôn vĩ Dạ. Câu hỏi như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Cảnh Vĩ Dạ tràn đầy sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”? Câu thứ 4 có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vườn xuân thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và gương mặt chữ điền - 5 nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.

Câu 1: Câu nào sau đây gọi đúng tên con đường được gợi lên từ đoạn trích?

A. Con đường đầy rơm rạ.

B. Con đường đầy ánh nắng.

C. Con đường đầy tre, trúc.

D. Con đường đầy hương sắc.

Đáp án chuẩn:

A. Con đường đầy rơm rạ.

Câu 2: Dòng thơ nào sau đây có sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác?

A. Đường trong làng: Hoa dại với mùi rơm

B. Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm

C. Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ 

D. Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự

Đáp án chuẩn:

B. Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm

Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng với sự “tương ứng các giác quan” được biểu hiện trong đoạn trích trên?

A. Cảnh vật, con người, hương hoa, cây cối,... chan hoà trong một niềm vui 

B. Đất trời, đường làng, không gian, thời gian, hoa dại, mùi rơm,... lẫn lộn 

C. Cảm xúc, tâm trạng, niềm vui, sự ngất ngây, trí tưởng tượng,... đan xen 

D. Mùi hương, âm thanh, sắc màu xen lẫn cùng các giác quan giao hoà,...

Đáp án chuẩn:

D. Mùi hương, âm thanh, sắc màu xen lẫn cùng các giác quan giao hoà,…

Câu 4: Nhạc tính của đoạn thơ trên được tạo nên bởi những cách thức nào? 

A. Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và so sánh

B. Sử dụng nhiều thanh bằng và gieo vần chân

C. Dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh chỉ âm thanh

D. Dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh chỉ cảm giác

Đáp án chuẩn:

B. Sử dụng nhiều thanh bằng và gieo vần chân

Câu 5: Phương án nào dưới đây nêu đúng điểm giống nhau giữa đoạn trích trên và bài thơ Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)?

A. Đều viết về đề tài tình yêu lứa đôi

B. Đều vận dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

C. Đều viết về tâm trạng con người trước mùa thu

D. Đều miêu tả cảnh đẹp của mùa thu

Đáp án chuẩn:

B. Đều vận dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 6: Nêu tác dụng của các yếu tố vần và nhịp của đoạn trích trên.

Đáp án chuẩn:

- Tác dụng của các yếu tố vần và nhịp của đoạn trích trên: giúp bài thơ thêm phần sáng tạo, giúp chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp những tình cảm tha thiết của mình trước vẻ đẹp của cảnh vật nơi quê hương nói riêng và vẻ đẹp của đất nước mình nói chung.

Câu 7: Chỉ ra yếu tố tượng trưng trong đoạn trích trên.

Đáp án chuẩn:

- Hình ảnh tượng trưng "đường thơm".

Câu 8: Em hiểu “đường thơm” trong đoạn trích trên là gì?

Đáp án chuẩn:

 - “đường thơm” trong đoạn trích trên vừa cụ thể như màu nắng vàng mật gieo vãi ánh sáng trên khắp mọi lối quê, vừa như mây lam đã hòa tan trong tâm hồn thành bến bờ vĩnh cửu cho mọi nỗi nhớ đổ về. Đường qua những cánh đồng mía hơi hướm ngọt lịm dẫn về quê ngoại, đường tấp nập người  đứng trên bờ sông vang lừng tiếng “hò dô ta” đến vỡ giọng theo những cuộc đua ghe tưng bừng trên sông nước, đường vàng rực hoa bí hoa dưa thả giấc mơ bay lên đua với những cánh diều trên cồn bãi ven sông… Trong tất cả những con đường ấu thơ thơm ngát và vô tận ấy, thì một lối nhỏ từ ngõ nhà tôi dẫn ra bến nước sau ngôi đình làng là con đường xưa hơn hết trong mọi lối xưa.

Câu 9: Nhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng các giác quan nào?

Đáp án chuẩn:

- Nhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng các giác quan: Thị giác để quan sát cảnh vật trên đường; khứu giác để ngửi thấy mùi hương.

Câu 10: Theo em, đoạn trích thể hiện được tâm trạng và tình cảm gì của chủ thể trữ tình?

Đáp án chuẩn:

   Bài thơ thể hiện một nhãn quan tình yêu. Nhưng không chỉ dừng lại ở mô tả tình yêu trong những trạng huống mang tính tượng trưng phổ quát, sự nhạy cảm cá nhân còn dẫn Huy Cận đi sâu hơn vào những trạng thái cảm xúc vi tế và lắng đọng nhất của tâm hồn. Trong bài thơ "đường mới", tình yêu được mô tả như một trạng thái tự lắng nghe, tự thẩm thấu của con người. Không gian ở đây được xác định bằng những chi tiết cụ thể: Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm/ Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm… Nhưng đó cũng là một không – thời gian của mơ mộng. Một không – thời gian của của “màu vĩnh viễn”, khi những đường ranh cụ thể của nó đã bị xóa nhòa bởi sự hòa hợp quấn quít giữa màu sắc, hương thơm và trí tưởng tượng.

Câu 1: 

Đề 1. Phân tích giá trị văn hoá hoặc triết lí nhân sinh trong một tác phẩm văn xuôi đã học ở Bài 5 và Bài 7 trong sách “Ngữ văn 11”, tập hai.

Đề 2. Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (trích kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng).

Đáp án chuẩn:

Đề 2:

Khai thác bối cảnh lịch sử Thăng Long trong những năm bị cai trị bởi bạo quân Lê Tương Dực, tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã viết lên vở kịch Vũ Như Tô, vở kịch xoay quanh nhân vật trung tâm là Vũ Như Tô, một người nghệ sĩ thiên tài có khát vọng cao cả nhưng vì mượn quyền lực và tiền bạc của bạo chúa mà trở thành đối tượng căm thù của nhân dân, bi kịch của Vũ Như Tô được thể hiện tập trung qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật cùng khát vọng nghệ thuật chân chính, cao siêu nhưng lại đối đầu trực tiếp với những lợi ích thiết thực của nhân dân. Đó là mâu thuẫn giữa tài năng, khát khao sáng tạo nghệ thuật với hiện thực phũ phàng, éo le của cuộc sống, xã hội.

Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài, tài năng của ông được Nguyễn Huy Tưởng khắc họa bằng đầy sinh động, người nghệ sĩ ấy có thể “sai khiến gạch đá như ông tướng cầm quân, có thể xây dựng những lâu đài cao cả, nóc vòm mây mà không hề tính sai một viên gạch”. Tài năng của Vũ Như Tô được Đan Thiềm đáng giá là cái tài trời, và tài năng ấy có thể điểm tô cho đất nước với những công trình vĩ  đại.

Vũ Như Tô là người có khát vọng cao cả, thuần túy, ông mong muốn xây dựng được một công trình tráng lệ có thể “tranh tinh xảo với hóa công”, sánh ngang cùng nhật nguyệt. Cửu Trùng Đài là kết tinh tài năng, tâm huyết của cả đời người nghệ sĩ ấy. Kể từ khi xây dựng Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô đã sống cùng Cửu Trùng Đài, chết cùng Cửu Trùng Đài, cả linh hồn và hy vọng sống của ông cũng đặt vào công trình nghệ thuật đặc biệt đấy. Để cuối cùng khi bạo quân kéo đến, Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, Vũ Như Tô kiên quyết không rời nửa bước, bất chấp cả những nguy hiểm về tính mạng “ Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả ở đây tôi còn đi  đâu được”.

Đó còn là người nghệ sĩ có bản lĩnh cứng cỏi, mạnh mẽ không chịu khuất phục trước quyền lực. Vũ Như Tô kiên quyết không chịu xây dựng Cửu Trùng Đài theo lệnh của Lê Tương Dực, chỉ khi nghe Đan Thiềm khuyên mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện khát vọng nghệ thuật lớn lao thì Vũ Như Tô mới chấp nhận xây cửu Trùng Đài. Khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, bạo chúa bị giết, bất chấp tính mạng của bản thân, bỏ qua lời khuyên bỏ trốn của Đan Thiềm, Vũ Như Tô vẫn kiên quyết không chịu rời Cửu Trùng Đài nửa bước.

Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người bị hiểu lầm, vì mượn tiền bạc và quyền lực của Lê Tương Dực xây dựng Cửu Trùng Đài mà Vũ Như Tô vô tình trở thành kẻ thù của nhân dân, trở thành nạn nhân của cuộc bạo loạn. Trong nhận thức của nhân dân, vua trở nên xa xỉ cũng vì xây Cửu Trùng Đài, cuộc sống lầm than đau khổ cũng vì xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô là người trực tiếp xây dựng Cửu Trùng Đài nên ông cũng trở thành đối tượng của bạo tàn. Chỉ có Đan Thiềm là người duy nhất hiểu và trân trọng con người ngay thẳng, tài năng thiên tài ở người nghệ sĩ ấy.

Bi kịch của Vũ Như Tô còn là bi kịch vỡ mộng của người nghệ sĩ.  Cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, ông vẫn không dám tin những việc mình làm cho nghệ thuật lại là tội ác đối với nhân dân. Vũ Như Tô một mực khẳng định mình không có tội, ông cũng không thể hiểu vì sao xây dựng Cửu Trùng Đài lại là việc làm hại nước hại dân. Hình ảnh Vũ Như Tô tuyệt vọng giữa sự cuồng lộ của đám quân bạo loạn trở nên đáng thương hơn bao giờ hết. Những lời thanh minh từ đáy lòng của ông không những không được lắng nghe mà còn bị sỉ nhục, chửi mắng thậm tệ.

Thông qua bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện được sự trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời, giữa khát vọng nghệ thuật cao siêu của người nghệ sĩ với lợi ích thiết thực của nhân dân. 

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác