5 phút soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 77
5 phút soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 77. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 3: TRUYỆN. VĂN BẢN: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Tìm hiểu thêm về tác giả Nguyễn Tuân và ghi lại những thông tin cần thiết giúp em đọc hiểu văn bản Chữ người tử tù.
ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Xác định ngôi kể và điểm nhìn của truyện.
Câu 2: Chú ý cách nhà văn giới thiệu nhân vật Huấn Cao.
Câu 3: Chú ý những từ ngữ chỉ không gian, thời gian trong truyện.
Câu 4: Ấn tượng của em về hình ảnh nhân vật quản ngục là gì?
Câu 5: Huấn Cao có những hành động, cử chỉ, lời nói như thế nào?
Câu 6: Vì sao quản ngục đối xử đặc biệt với Huấn Cao?
Câu 7: Chú ý thái độ, hành động, ngôn ngữ của Huấn Cao và viên quản ngục.
Câu 8: Quản ngục mong muốn điều gì? Vì sao ông lại có mong muốn đó?
Câu 9: Vì sao Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục?
Câu 10: Cảnh cho chữ diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào?
Câu 11: Tư thế của các nhân vật được tác giả miêu tả như thế nào?
SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Tác phẩm Chữ người tử tù kể câu chuyện gì? Em có nhận xét gì về không gian, thời gian của câu chuyện đó?
Câu 2: Xác định tình huống truyện và vai trò, vị trí của các nhân vật trong tác phẩm. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyện?
Câu 3: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao.
Câu 4: Nhân vật viên quản ngục đẻ lại cho em những suy nghĩ gì? Vì sao nhân vật này được coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?
Câu 5: Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục và nêu nhận xét của em về cảnh tượng ấy.
Câu 6: Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm lãng mạn. Hãy chỉ ra các biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
Câu 7: Điều em tâm đắc nhất sau khi đọc truyện Chữ người tử tù là gì? Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về “chữ” và “thú chơi chữ” như thế nào?
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1:
- Nguyễn Tuân sinh năm 1910 sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.
- Ông trưởng thành trong một nhà Nho khi Hán học đã suy tàn.
- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến.
- Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, thích xê dịch, sang trọng lịch lãm, phóng túng và rất ngông.
- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.
ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Ngôi kể: ngôi thứ ba. Điểm nhìn: kết hợp giữa điểm nhìn bên ngoài và bên trong nhân vật.
Câu 2: Cách nhà văn giới thiệu nhân vật Huấn Cao: giọng điệu kính trọng, kính nể tài viết chữ của Huấn Cao.
Câu 3: Từ ngữ chỉ không gian: trạm giam, chòi canh, khung cửa sổ, nơi góc án. Từ ngữ chỉ thời gian: thu không.
Câu 4:
- Đầu điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự đã biến mất hẳn.
- Tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngay, “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
Câu 5: Bình thản, không hề run sợ, lo lắng mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình.
Câu 6: Vì ông ta kiêng nể Huấn Cao, xuất phát từ trái tim chân thành, coi trọng, tiếc thương người tài.
Câu 7: Huấn Cao có những hành động, cử chỉ, lời nói bình thản, không hề run sợ, lo lắng mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”
Câu 8: Quản ngục mong muốn xin chữ Huấn Cao. Ông có mong muốn đó là bởi vì ông say mê nể trọng tài hoa và nhân cách anh hùng của Huấn Cao.
Câu 9: Vì cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài, một tấm lòng cao đẹp, có đức của viên quản ngục giữa chốn tội ác.
Câu 10: Vào đêm khuya, ttrong căn buồng ngục tối, chật hẹp, u ám, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
Câu 11: Người cho chữ mất tự do cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng vẫn hiên ngang, chủ động trong khi quản ngục - người xin chữ khúm núm, bị động.
SAU KHI ĐỌC
Câu 1:
- Tác phẩm Chữ người tử tù kể về việc cho chữ đầy éo le giữa hai con người đối lập nhau (quản ngục – tù nhân) được diễn ra trong nơi ngục tù tăm tối.
- Nhận xét:
+ Về không gian: nhà tù. Đây không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ.
+ Về thời gian: những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao.
Câu 2:
- Tình huống truyện: Đó là cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu, éo le giữa người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục chốn lao tù.
- Việc xây dựng tình huống truyện tỏa sáng vẻ đẹo nhân vật, góp phần khắc họa tính cách của các nhân vật, tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.
Câu 3: Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa: có tài viết chữ, là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Không chỉ vậy, ông còn là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp, có cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng.
Câu 4: Viên quản ngục có sự vận động của tính cách: từng là người tử tế, biết yêu cái đẹp, nhưng ra vào chỗ tối tăm, đã bị hoen ố đi nhiều. Giờ đây gặp được Huấn Cao - người mà viên quản ngục khát khao được gặp, lòng yêu cái đẹp sống dậy, mãnh liệt đến bất chấp cả tính mạng.
- Nhân vật này được coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” vì có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, khát khao và trân trọng cái đẹp.
Câu 5:
* Cảnh cho chữ:
- Bối cảnh diễn ra cảnh cho chữ.
+ Thời gian: Trong đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao bị dẫn ra pháp trường.
+ Không gian: Ở chốn ngục tù tăm tối, u ám trên nền đất ẩm thấp.
=> Cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
- Cảnh cho chữ diễn rã đã tạo nên sự đảo lộn vị thế xã hội
+ Huấn Cao - người cho chữ vốn là kẻ tử tù “đường bệ ung dung”, còn viên quản ngục- người nhận chữ là đại diện cho quyền lực lại “khúm núm sợ sệt”.
+ Không còn tồn tại mối quan hệ xã hội giữa người tử tù và quản ngục, thơ lại, thay vào đó là mối quan hệ giữa những người yêu, say mê cái đẹp.
Khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp trước những điều tầm thường, sự xấu xa, độc ác, tô đậm hơn vẻ đẹp của nhân vật.
Câu 6:
- Đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:
+ Viên quản ngục có tấm lòng say mê và quý trọng người tài, quý trọng cái đẹp.
+ Huấn Cao, người tử tù nhưng lại là một nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách cao thượng, vốn căm ghét cường quyền nhưng lại sẵn sàng mềm lòng quý trọng sở thích tao nhã của viên quản ngục.
- Đối lập trong cảnh cho chữ:
+ Cho chữ là một việc làm thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại được diễn ra nơi ngục tù tối tăm và hôi hám.
+ Người tù đeo gông thì biến thành người nghệ sĩ tự do.
+ Thơ lại thì run run bưng chậu mực, viên quản ngục thì khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.
+ Người tù thì khuyên quản ngục như là cho một lời dạy, còn quản ngục thì vái lạy tù nhân, cung kính nghe lời.
*Tác dụng: làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh, làm tỏa sáng vẻ đẹp con người.
Câu 7: Điều tâm đắc: Quan niệm về cái đẹp và cái thiện của nhà văn Nguyễn Tuân: Cái đẹp không thể chung sống lẫn lộn với cái xấu, cái ác.
Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về “chữ” và “thú chơi chữ” là cái đẹp, là tinh hoa, và muốn trân trọng cái đẹp thì không thể ở trong môi trường xấu xa.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 11 tập 1 cánh diều, soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 77, soạn Văn 11 tập 1 CD trang 77
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận