5 phút soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 47

5 phút soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 47. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: ĐỌC TIỂU THANH KÍ

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: So sánh bản dịch nghĩa với bản dịch thơ.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: "Son phấn", "văn chương" là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?

Câu 2: Chú ý nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc “Tiểu Thanh kế có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?

Câu 2: Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận, / Văn chương không mệnh đốt còn vương.” em hiểu được gì về số phận Tiểu Thanh và tình cảm, thái độ của tác giả?

Câu 3: Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?

Câu 4: Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.

Câu 5: Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết?

Câu 6: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc “Tiểu Thanh kí”.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

Về hình thức: Bản dịch thơ theo đúng cấu trúc của phần phiên âm.

Về nội dung:

- Bản dịch nghĩa đầy đủ diễn tả rõ ý hơn bản dịch thơ

- Chuyển đổi ngôi kể: nếu trong dịch nghĩa tác giả trực tiếp xưng ta thì ở phần dịch

thơ đã chuyển thành ngôi thứ ba giấu mặt, không trực tiếp bài tỏ cảm xúc.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Son phấn: vẻ đẹp, sắc đẹp; Văn chương: tài năng 

Câu 2: - Nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận:

+ Hai câu thực: “thần chôn vẫn hận”, “không mệnh đốt còn vương”

+ Hai câu luận: “nỗi hờn kim cổ”

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Theo em, bài thơ không nên chia thành kết cấu hai phần vì tách rời bố cục bài thơ ra như vậy sẽ không mạch lạc và lôgic.

Câu 2: Tiểu Thanh có sắc đẹp, tài năng nhưng số phận hẩm hiu. Tác giả thể hiện nỗi niềm cảm thông và thương xót sâu sắc.

Câu 3: Vì nhà thơ xót thương cho những kiếp người tài hoa mệnh bạc. 

Câu 4: Thể hiện được dòng vận động nội tâm của tác giả thương người, đồng cảm với người rồi thương mình.

Câu 5: Tiểu Thanh còn có ông tìm đến làm tri kỉ để giải đi nỗi oán giận bằng giọt nước mắt thấu hiểu. Liệu rằng ba trăm sau sẽ có ai khóc cho những dòng thơ về cuộc đời ông như hôm nay ông đã khóc cho Tiểu Thanh?

Câu 6: 

“Đọc Tiểu Thanh kí” là một áng thơ tiêu biểu cho tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du. Tác giả xót thương cho cô gái xa lạ Tiểu Thanh. Sắc đẹp có thần rồi cũng chết, văn chương giờ chỉ còn một đám tàn tro. Tác giả gọi nàng là người “cùng hội cùng thuyền” với chính mình bởi chính kiếp tài hoa bạc mệnh. Nguyễn Du hỏi trời, trời không thấu, trái tim nhân đạo của ông từ lâu đã hướng về một câu hỏi làm thế nào để con người như Tiểu Thanh được sống một đời hạnh phúc. Và con người nhân đạo ấy không chỉ biết thương người, người thi sĩ còn khóc thương mình, không chỉ là một kẻ thương vay khóc mướn mà còn là một tâm hồn biết thương thân khóc phận, tự hỏi ba trăm năm lẻ nữa sẽ có người khóc cho Nguyễn Du chăng? Vẻ đẹp nhân đạo của Nguyễn Du là vẻ đẹp cao cả rộng mở của một đại thi hào dân tộc, của một danh nhân, một nhà văn hóa lớn. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 1 cánh diều, soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 47, soạn Văn 11 tập 1 CD trang 47

Bình luận

Giải bài tập những môn khác