5 phút soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 61

5 phút soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 61. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TỰ ĐÁNH GIÁ

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

Câu 1: Trường hợp nào dưới đây không phải là điển cố?

A. Trưởng huỳnh 

B. Rèm the

C. Giấc hòe

D. Đỉnh Giáp non thần

Câu 2: Trong câu thơ: Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường/ Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”, từ “hoa” được dùng với biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

C. Ước lệ

B. Hoán dụ 

D. Ẩn dụ

Câu 3: Nhận xét nào dưới đây phù hợp với đêm thề nguyền của Kim Trọng – Thúy Kiều trong đoạn trích?

A. Giản dị, thân mật

B. Cầu kì, phức tạp

C. Thơ mộng, thiêng liêng

D. Lễ nghi, khách sáo

Câu 4: Những hành động “vội rủ rèm the”, “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”, “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”, cho thấy trong tình yêu, Thúy Kiều là người như thế nào?

A. Vội vàng và nông nổi

B. Táo bạo nhưng sỗ sàng

C. Mạnh dạn và chủ động

D. Chân thật nhưng chưa tinh tế

Câu 5: Câu thơ “Bây giờ rõ mặt đôi ta/ Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” cho thấy Thúy Kiều đang sống trong tâm trạng như thế nào? Vì sao?

Câu 6: Bình luận nhận định sau của Hoài Thanh: “Gót chân nàng “thoăn thoắt” đi sang nhà Kim Trọng, cái hình ảnh nàng “Xăm xăm băng nẻo vườn khuya một mình” bây giờ đây vẫn còn có thể làm cho một số người ngơ ngác, phân vân.”. (Trích Nguyễn Du: một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn).

Câu 7: Cảm nhận của em về không gian của cuộc thề nguyền.

Câu 8: Phân tích tác dụng nghệ thuật của hình tượng “trăng” trong đoạn trích.

Câu 9: Nêu suy nghĩ của em về tình yêu Thúy Kiều – Kim Trọng qua văn bản Thề nguyền.

Câu 10: Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) giới thiệu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

Câu 1: B

Câu 2: B

Câu 3: A

Câu 4: C

Câu 5: Thúy Kiều cảm thấy dù tình yêu đang ở lúc nồng nàn, say đắm nhất thì nàng luôn lo lắng liệu mọi thứ sẽ tan biến.

Câu 6: Theo từng bước đi đó của Thúy Kiều là tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Du, mở rộng ranh giới tình cảm cho nhân vật, khác hẳn với quan niệm thời bấy giờ.

Câu 7: 

– Hương thơm sâu.

– Trăng tròn – thiên nhiên vĩ đại vĩnh hằng chứng giám cho tình yêu.

– Tặng kỷ vật: Tóc mây.

⇒ Lời thề nguyền trong không gian: Thơ mộng, trang trọng, thiêng liêng.

Câu 8: Hình tượng “trăng” trong đoạn trích là biểu tượng cho hạnh phúc mỹ mãn, biểu tượng cho tình yêu trong sáng, thuần khiết và chân thành của Thúy Kiều và Kim Trọng, trở thành minh chứng thiêng liêng cho tình yêu tuyệt đẹp hai người.

Câu 9: Tình yêu Thúy Kiều – Kim Trọng qua đoạn Thề nguyền là một tình cảm tiến bộ nhưng cũng rất sâu sắc. Tình yêu Kim Kiều là sự đồng lòng, một lòng một dạ.

Câu 10:

“Thề nguyền” là một đoạn trích đặc sắc được trích trong áng thiên cổ kỳ bút “Truyện Kiều” của Nguyễn Du khắc hoạn khunng cảnh thể nguyền dưới ánh trăng của Thúy Kiều và Kim Trọng, khẳng định tình yêu son sắt của cặp đôi trai tài gái sắc. Bằng những ngôn từ lấp lánh cùng với điển cố, điển tích, tác giả đã họa lên một không gian thực mà như mộng, có trăng tròn, có ngọn đèn khuya. Vẻ đẹp của tình yêu sáng lên trong giấc mộng xuân mơ màng, hai người uống rượu thề nguyền, trao nhau kỷ vật dưới vầng trăng tròn chứng giám. Điều đặc biệt là Nguyễn Du xây dựng hình ảnh Kiều tự tìm đến tình yêu, bước chân xăm xăm ngày ấy vẫn còn khiến cho người đọc ngày nay ngơ ngác, điều đó đã khẳng định tư tưởng nhân văn vô cùng tiến bộ của tác giả, khẳng định một người phụ nữ có thể chủ động đi tìm kiếm tình yêu cho mình. Nguyễn Du viết câu chuyện tình bằng thể thơ lục bát gần gũi với người Việt Nam ta, lại gửi gắm tất cả vẻ đẹp của ngôn từ tiếng Việt, đoạn trích nói riêng và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung sẽ còn vẹn nguyên giá trị cho đến muôn đời.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 1 cánh diều, soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 61, soạn Văn 11 tập 1 CD trang 61

Bình luận

Giải bài tập những môn khác