5 phút soạn Văn 11 tập 2 cánh diều trang 147
5 phút soạn Văn 11 tập 2 cánh diều trang 147. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
NỘI DUNG ÔN TẬP
Câu 1: Thống kê các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 11, tập hai theo thể loại và kiểu văn bản.
Câu 2: Nêu một số nội dung chính (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, tư tưởng) của các truyện ngắn hiện đại ở Bài 5 trong sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích ý nghĩa và tính thời sự của nội dung đặt ra trong các truyện ngắn được học ở bài này.
Câu 3: Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ có yếu tố tượng trưng trong Bài 6, sách Ngữ văn 11, tập hai.
Câu 4: Nêu các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu của Bài 7 trong sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn, hoặc sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí ở bài học này.
Câu 5: Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bi kịch trong Bài 8 sách Ngữ văn 11, tập hai và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc các văn bản ấy.
Câu 6: Nêu và nhận xét đặc điểm của các văn bản nghị luận được học trong Bài 9, sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận này.
Câu 7: Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 11, tập hai; chỉ ra những yêu cầu chính khi viết các kiểu văn bản này.
Câu 8: Nêu và phân tích ý nghĩa những các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở Ngữ văn 11, tập hai.
Câu 9: Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, nghị luận về một tác phẩm thơ và nghị luận về một bộ phim (vở kịch, bài hát, bức tranh, pho tượng).
Câu 10: Những nội dung chính được rèn luyện trong phần Nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập hai là gì? Các nội dung này có gì giống và khác với nội dung phần Nói và nghe của sách Ngữ văn 11, tập một?
Câu 11:
a) Thống kê tên phần tiếng Việt trong các bài của sách Ngữ văn 11, tập hai.
b) Nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết.
c) Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong một văn bản thơ ở Bài 6.
TỰ ĐÁNH GIÁ
Câu 1: Câu nào sau đây gọi đúng tên con đường được gợi lên từ đoạn trích?
A. Con đường đầy rơm rạ.
B. Con đường đầy ánh nắng.
C. Con đường đầy tre, trúc.
D. Con đường đầy hương sắc.
Câu 2: Dòng thơ nào sau đây có sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác?
A. Đường trong làng: Hoa dại với mùi rơm
B. Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm
C. Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ
D. Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự
Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng với sự “tương ứng các giác quan” được biểu hiện trong đoạn trích trên?
A. Cảnh vật, con người, hương hoa, cây cối,... chan hoà trong một niềm vui
B. Đất trời, đường làng, không gian, thời gian, hoa dại, mùi rơm,... lẫn lộn
C. Cảm xúc, tâm trạng, niềm vui, sự ngất ngây, trí tưởng tượng,... đan xen
D. Mùi hương, âm thanh, sắc màu xen lẫn cùng các giác quan giao hoà,...
Câu 4: Nhạc tính của đoạn thơ trên được tạo nên bởi những cách thức nào?
A. Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và so sánh
B. Sử dụng nhiều thanh bằng và gieo vần chân
C. Dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh chỉ âm thanh
D. Dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh chỉ cảm giác
Câu 5: Phương án nào dưới đây nêu đúng điểm giống nhau giữa đoạn trích trên và bài thơ Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)?
A. Đều viết về đề tài tình yêu lứa đôi
B. Đều vận dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
C. Đều viết về tâm trạng con người trước mùa thu
D. Đều miêu tả cảnh đẹp của mùa thu
Câu 6: Nêu tác dụng của các yếu tố vần và nhịp của đoạn trích trên.
Câu 7: Chỉ ra yếu tố tượng trưng trong đoạn trích trên.
Câu 8: Em hiểu “đường thơm” trong đoạn trích trên là gì?
Câu 9: Nhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng các giác quan nào?
Câu 10: Theo em, đoạn trích thể hiện được tâm trạng và tình cảm gì của chủ thể trữ tình?
VIẾT
Câu 1:
Đề 1. Phân tích giá trị văn hoá hoặc triết lí nhân sinh trong một tác phẩm văn xuôi đã học ở Bài 5 và Bài 7 trong sách “Ngữ văn 11”, tập hai.
Đề 2. Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (trích kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng).
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
NỘI DUNG ÔN TẬP
Câu 1:
Tên văn bản | Thể loại | Kiểu văn bản |
Trái tim Đan - kô | Truyện ngắn | Tự sự |
Một người Hà Nội | ||
Tầng hai | ||
Đây mùa thu tới | Thơ | Biểu cảm |
Sông Đáy | ||
Đây thôn Vĩ Dạ | ||
Tình ca ban mai | ||
Thương nhớ mùa xuân | Tùy bút, tản văn | Tự sự |
Vào chùa gặp lại | ||
Ai đã đặt tên cho dòng sông | ||
Vĩnh biệt cửu trùng đài | Kịch | Tự sự |
Thề nguyền và vĩnh biệt | ||
Tôi muốn là tôi toàn vẹn | ||
Tôi có một giấc mơ | Văn bản nghị luận | Nghị luận |
Một thời đại trong thi ca | ||
Lại đọc chữ người tử tù của Nguyễn Tuân |
Câu 2:
Văn bản | Đề tài | Chủ đề | Ý nghĩa, tư tưởng |
Trái tim Đan-kô | Con người với cộng đồng | Vai trò của con người trong mối quan hệ đoàn thể. | Bài học về tính trách nhiệm, nghĩa vụ xả thân vì cộng đồng. |
Một người Hà Nội | Con người trong công cuộc xây dựng đất nước | Vai trò của con người trong sự phát triển đất nước. | Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. |
Tầng hai | Con người trong thời đại mới | Con người trong cách nhìn nhận cuộc sống. | Đừng mãi mải miết tìm kiếm hạnh phúc. Hạnh phúc luôn là những điều bình dị xung quanh cuộc sống của chúng ta. |
Câu 3:
- Các văn bản là các bài thơ có chứa những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa.
- Trong thơ hiện đại, về cơ bản, các hình ảnh có tính biểu tượng gắn với phong cách và cái nhìn nghệ thuật của từng nhà thơ, thường được xây dựng thông qua cách sử dụng nhạc điệu, những kết hợp từ bất thường, các phép so sánh và đặc biệt là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhằm biểu đạt những rung động, nhận thức sâu xa, những tồn tại vô hình. Ý nghĩa của yếu tố tượng trưng trong thơ thường mơ hồ, không xác định nhưng lại ẩn chứa những phát hiện, liên tưởng độc đáo.
- Mặc dù bức tranh thơ vẫn dựa trên những chất liệu trong đời sống hiện thực nhưng cái mà tác giả hướng tới là trạng thái vô hình ẩn giấu bên trong của tạo vật.
Câu 4:
Nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu của bài 7:
Thương nhớ mùa xuân:
+ Qua văn bản, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, đắm say trước mùa xuân Hà Nội
+ Khơi gợi trong lòng người đọc tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước
Vào chùa gặp lại:
+ Qua văn bản, tác giả thể hiện những hi sinh mất mát mà cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mà nhân dân ta phải chịu
+ Làm nổi bật lên tình người, tình đồng chí, tình yêu thương sâu sắc giữa con người với con người
Ai đã đặt tên cho dòng sông:
+ Qua văn bản, tác giả thể hiện nét đẹp của sòng sông Hương ở các nơi khác nhau
+ Thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước đồng thời là tình yêu thương, yêu cảnh đẹp say đắm.
Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn:
Các văn bản đều đưa ra những câu chuyện về cảnh đẹp mùa xuân; dòng sông Hương hoặc cuộc đời của những người dân khi kháng chiến
Tác giả kể lại những câu chuyện bằng yếu tố biểu cảm, bộc lộ cảm xúc, trữ tình của tác giả gửi gắm trong đó.
Câu 5:
* Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bi kịch:
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Vũ Như Tô một kiến trúc sư có tài, tính tình cương trực. Vũ Như Tô bị bắt xây dựng chốn ăn chơi đó là Cửu Trùng Đài. Ông đã thẳng thắn từ chối và bị vua căm ghét. Cung nữ Đan Thiềm khuyên nhủ Vũ Như Tô và thuyết phục rằng những tòa nhà mà ông xây dựng sẽ còn mãi và được người đời thán phục. Công trình Cửu trùng đài nguy nga, tráng lệ vốn tiêu tốn nhiều tiền của, sức người và cả máu của nhân dân vì vậy ai cũng căm ghét. Quận công Trịnh Duy Sản kích động thợ và nhân dân nổi dậy giết Vũ Như Tô và Cửu trùng đài bị thiêu rụi.
- Thề nguyền và vĩnh biệt: Đôi trai gái yêu nhau nhưng thuộc hai dòng họ luôn coi nhau là kẻ thù. Do những xô xát và hiểu lầm, cuối cùng cả hai đều chọn cách tự tử để giải thoát, góp phần giúp cho cả hai dòng họ cùng giải toả oán hờn xa xưa.
- Tôi muốn là tôi toàn vẹn: Trương Ba phải chịu khi sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt. Sau đó, ông lại được gợi ý nhập vào xác cu Tị mới mất. Lần này, ông thẳng thừng từ chối và kiên quyết lựa chọn cái chết để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân khỏi bị vấy bẩn khi trong thân xác của người khác bởi những thói tầm thường, phàm tục.
* Một số điểm cần lưu ý về cách đọc các văn bản:
- Đi sâu phân tích nhân vật chính trong bi kịch.
- Hai kiểu chính trong xung đột trong bi kịch: Xung đột giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với tình trạng không thể thực hiện được điều đó trong thực tiễn; Xung đột nằm trong chính nhân vật.
Câu 6:
+ Luận điểm, lí lẽ tiêu biểu, độc đáo là ý đúng, ý sâu, ý mới của người viết khiến người đọc cảm thấy thích thú, tâm đắc. Dẫn chứng tiêu biểu là những dẫn chứng điển hình, có tác dụng soi sáng luận điểm hoặc lí lẽ. Các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự được sử dụng kết hợp với yếu tố nghị luận.
- Các yêu cầu của việc đọc hiểu văn bản nghị luận:
+ Phân tích được nội dung, mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, độc đáo; nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận; xác định được mục đích, quan điểm của người viết và thể hiện được quan điểm cá nhân về nội dung của văn bản.
+ Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống; phân tích được các quan điểm trái ngược nhau; nêu được những nhận xét hợp lí về nội dung thuyết trình và đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.
+ Ý nghĩa: Trân trọng, bảo vệ, tôn vinh những phẩm chất, giá trị nhân văn tốt đẹp.
Câu 7:
Tên các kiểu văn bản | Yêu cầu chính khi viết các kiểu văn bản |
Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện | phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm hoặc tập trung phân tích một số nội dung hoặc hình thức của truyện. |
Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ | phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm hoặc tập trung phân tích một số nội dung hoặc hình thức của tác phẩm. |
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội | ghi lại những kết quả đã nghiên cứu được về một đề tài thuộc lĩnh vực tự nhiên hoặc xã hội |
Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch | Phải xác định được tiểu loại kịch: bi kịch, hài kịch hay chính kịch; Phải thấy được việc phân chia hồi kịch thành các lớp (cảnh) nhỏ hơn, sự xuất hiện và tương tác của các nhân vật trong từng lớp (cảnh); Nhận diện và phân tích được sự vận động của hành động kịch và xung đột kịch cũng như lời thoại của các nhân vật. |
Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống | viết bài văn trình bày ý kiến phân tích, trao đổi, bàn luận về một hiện tượng của đời sống nhân sinh. |
Câu 8:
- Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện: Rèn luyện kĩ năng phân tích tác dụng của hình thức.
- Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ: Rèn luyện kĩ năng phân tích tác dụng của hình thức thơ.
- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội: Rèn luyện kĩ năng trích dẫn trong bài viết.
- Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch: Rèn luyện kĩ năng viết biểu cảm và sử dụng các từ lập luận trong văn bản nghị luận.
- Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống: Rèn luyện kĩ năng phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ.
Câu 9:
* Giống nhau:
- Đều là dạng bài nghị luận văn học
- Đều trình bày những nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật
- Đều phải dựa trên những hiểu biết về tác phẩm để đưa ra cảm nhận
* Khác nhau:
- Nghị luận về một tác phẩm truyện:
+ Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
+ Xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
+ Phải nêu được các nhận xét, ý kiến (luận điểm) xác đáng, rõ ràng về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); phải có các luận cứ tiêu biểu xác thực làm cơ sỏ cho luận điểm.
+ Cần sử dụng phối hợp các thao tác, kĩ năng (phân tích, chứng minh, giải thích…); nên có những suy nghĩ, những cách trình bày bài mang sắc thái riêng.
- Nghị luận về một tác phẩm thơ:
+ Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
+ Cần phân tích các yếu tố như ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,.. Để làm nổi bật nội dung tư tưởng và nghệ thuật
- Nghị luận về một bộ phim:
+ Có hiểu biết cơ bản về loại hình nghệ thuật mà tác phẩm đó thuộc về.
+ Có hứng thú với tác phẩm trên cơ sở từng xem, nghe, thưởng lãm theo điều kiện thực tế cho phép.
+ Có một quan điểm đánh giá rõ ràng về tác phẩm với việc triển khai những lí lẽ xác đáng.
Câu 10:
- Giới thiệu một tác phẩm truyện, thơ, kịch
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
- Trình bày ý kiến đánh giá bình luận về một hiện tượng đời sống
* Các nội dung có điểm giống và khác so với tập 1:
- Giống nhau: Đều trình bày về một tác phẩm văn học
- Khác nhau
+ Tập 1: Ngoài việc phân tích đánh giá về tác phẩm văn học còn trình bày về bài hát, phẩm chất con người
+ Tập 2: Giới thiệu một tác phẩm truyện, thơ, kịch
Câu 11:
a) Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 là:
- Bài 5: luyện tập về quy tắc ngôn ngữ, hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ, câu rút gọn và câu đặc biệt.
- Bài 6: biện pháp tu từ so sánh và lặp cấu trúc, các câu hỏi tu từ.
- Bài 7: ngữ cảnh, cách sắp xếp lại các tài liệu tham khảo.
- Bài 8: đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết.
- Bài 9: lỗi về lỗi ngữ pháp.
b) Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.
c) Biện pháp tu từ mà em thích nhất là câu hỏi tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" trong Đây thôn vĩ Dạ. Câu hỏi mang nhiều sắc thái khiến người đọc hình dung theo trí tưởng tượng, như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”.
TỰ ĐÁNH GIÁ
Câu 1: A
Câu 2: B
Câu 3: D
Câu 4: B
Câu 5: B
Câu 6: Giúp bài thơ thêm sáng tạo, chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp những tình cảm tha thiết của mình trước vẻ đẹp của cảnh vật nơi quê hương nói riêng và vẻ đẹp của đất nước mình nói chung.
Câu 7: Hình ảnh tượng trưng "đường thơm", “hương hoa”.
Câu 8: “đường thơm” trong đoạn trích trên là con đường quê hương, mang đầy những kỉ niệm tình cảm đẹp đẽ.
Câu 9: Thị giác và khứu giác.
Câu 10: Đoạn trích thể hiện được tâm trạng và tình cảm yêu thiết tha, nỗi nhớ nhung da diết, sâu nặng về những kỉ niệm đã qua cùng quê hương, đất nước.
VIẾT
- Khai thác bối cảnh lịch sử Thăng Long trong những năm bị cai trị bởi bạo quân Lê Tương Dực, tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã viết lên vở kịch Vũ Như Tô.
- Vở kịch xoay quanh nhân vật trung tâm là Vũ Như Tô, một người nghệ sĩ thiên tài có khát vọng cao cả nhưng vì mượn quyền lực và tiền bạc của bạo chúa mà trở thành đối tượng căm thù của nhân dân.
- Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật cùng khát vọng nghệ thuật chân chính, cao siêu nhưng lại đối đầu trực tiếp với những lợi ích thiết thực của nhân dân.
=> Đó là mâu thuẫn giữa tài năng, khát khao sáng tạo nghệ thuật với hiện thực phũ phàng, éo le của cuộc sống, xã hội.
- Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài, tài năng của ông được Nguyễn Huy Tưởng khắc họa bằng đầy sinh động.
- Vũ Như Tô là người có khát vọng cao cả, thuần túy, ông mong muốn xây dựng được một công trình tráng lệ có thể, sánh ngang cùng nhật nguyệt.
- Kể từ khi xây dựng Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô đã sống cùng Cửu Trùng Đài, chết cùng Cửu Trùng Đài, cả linh hồn và hy vọng sống của ông cũng đặt vào công trình nghệ thuật đặc biệt đấy.
- Để cuối cùng khi bạo quân kéo đến, Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, Vũ Như Tô kiên quyết không rời nửa bước, bất chấp cả những nguy hiểm về tính mạng.
- Vũ Như Tô kiên quyết không chịu xây dựng Cửu Trùng Đài theo lệnh của Lê Tương Dực, chỉ khi nghe Đan Thiềm khuyên mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện khát vọng nghệ thuật lớn lao thì Vũ Như Tô mới chấp nhận xây cửu Trùng Đài.
- Khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, bạo chúa bị giết, bất chấp tính mạng của bản thân, bỏ qua lời khuyên bỏ trốn của Đan Thiềm, Vũ Như Tô vẫn kiên quyết không chịu rời Cửu Trùng Đài nửa bước.
- Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người bị hiểu lầm, vì mượn tiền bạc và quyền lực của Lê Tương Dực xây dựng Cửu Trùng Đài mà Vũ Như Tô vô tình trở thành kẻ thù của nhân dân, trở thành nạn nhân của cuộc bạo loạn.
- Bi kịch của Vũ Như Tô còn là bi kịch vỡ mộng của người nghệ sĩ. Cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, ông vẫn không dám tin những việc mình làm cho nghệ thuật lại là tội ác đối với nhân dân.
- Thông qua bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện được sự trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời, giữa khát vọng nghệ thuật cao siêu của người nghệ sĩ với lợi ích thiết thực của nhân dân.
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 11 tập 2 cánh diều, soạn Văn 11 tập 2 cánh diều trang 147, soạn Văn 11 tập 2 CD trang 147
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận