Soạn ngắn gọn văn 11 Cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II - Phần 2

Soạn siêu ngắn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II - Phần 2 ngữ văn 11 Cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II

 

Câu 5: Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bi kịch trong Bài 8 sách Ngữ văn 11, tập hai và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc các văn bản ấy.

Trả lời:

  • Nội dung chính của các văn bản bi kịch:

  • Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Vũ Như Tô vừa là một kiến trúc sư có tài, tính tình cương trực vừa là người tài hoa, có tâm với tác phẩm cảu mình. Với mong muốn làm ra tác phẩm làm đẹp cho cuộc đời nhưng không hợp thời thế, không hợp thời cuộc dẫn đến bi kịch cuộc đời.

  • Thề nguyền và vĩnh biệt: Vở kịch kể về tình yêu tha thiết, mãnh liệt của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ luôn coi nhau là kẻ thù nhưng vượt qua mọi khó khăn trở ngại, một tình yêu vĩnh cửu không thể tách rời. 

  • Tôi muốn là tôi toàn vẹn: Vở kịch kể về những đau khổ của Trương Ba phải chịu khi sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt. Sau đó, ông lại được gợi ý nhập vào xác cu Tị mới mất. Lần này, ông thẳng thừng từ chối và kiên quyết lựa chọn cái chết để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân khỏi bị vấy bẩn khi trong thân xác của người khác bởi những thói tầm thường, phàm tục.

  • Một số điểm cần lưu ý về cách đọc các văn bản:

  • Nhân vật trong bi kịch thường là những nhân vật có tính cách vượt trội, có khát vọng cao đẹp nhưng đối mặt với những mâu thuẫn không thể hóa giải.

  • Hai kiểu chính trong xung đột trong bi kịch: Xung đội giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với tình trạng không thể thực hiện được điều đó trong thực tiễn; Xung đột nằm trong chính nhân vật.

 

Câu 6: Nêu và nhận xét đặc điểm của các văn bản nghị luận được học trong Bài 9, sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận này.

Trả lời:

  • Đặc điểm của văn bản nghị luận:

  • Luận điểm, lí lẽ tiêu biểu, độc đáo là ý đúng, ý sâu, ý mới của người viết khiến người đọc cảm thấy thích thú, tâm đắc.

  • Dẫn chứng tiêu biểu là những dẫn chứng điển hình, có tác dụng soi sáng luận điểm hoặc lí lẽ. 

  • Trong văn bản nghị luận, các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự được sử dụng kết hợp với yếu tố nghị luận tăng tính thuyết phục cho luận đề, luận điểm. 

  • Yêu cầu khi đọc hiểu văn bản: 

  • Phân tích được nội dung, mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, độc đáo

  • Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận

  • Xác định được mục đích, quan điểm của người viết và thể hiện được quan điểm cá nhân về nội dung của văn bản.

 

Câu 7: Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 11, tập hai; chỉ ra những yêu cầu chính khi viết các kiểu văn bản này.

Trả lời:

  • Tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết: 

  • Văn bản nghị luận về tác phẩm truyện, tác phẩm thơ, tác phẩm kịch, hiện tượng đời sống.

  • Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

  • Yêu cầu: 

  • Xác định các yếu tố hình thức và phân tích chỉ ra tác dụng trong việc thể hiện nội dung

  • Xác định các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng

  • Đưa ra thông điệp với bản thân và người đọc

 

Câu 8: Nêu và phân tích ý nghĩa những các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở Ngữ văn 11, tập hai. 

Trả lời:

Tên bài:

  • Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện: Rèn luyện kĩ năng phân tích tác dụng của hình thức.

  • Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ: Rèn luyện kĩ năng phân tích tác dụng của hình thức thơ.

  • Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội:  Rèn luyện kĩ năng trích dẫn trong bài viết.

  • Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch: Rèn luyện kĩ năng viết biểu cảm và sử dụng các từ lập luận trong văn bản nghị luận.

  • Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống: Rèn luyện kĩ năng phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ.

- Kỹ năng học sinh được rèn luyện: 

  • Phân tích tác dụng của hình thức truyện, thơ.

  • Cách trích dẫn trong bài viết.

  • Cách biểu cảm và sử dụng các lập luận trong văn bản nghị luận.

  • Thao tác phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ. 

- Ý nghĩa: Rèn luyện khả năng viết, trình bày các kỹ năng, phân tích, lập luận để phục vụ cho bài viết cũng như hiểu rõ hơn về thể loại đang tìm hiểu. 

 

Câu 9: Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, nghị luận về một tác phẩm thơ và nghị luận về một bộ phim (vở kịch, bài hát, bức tranh, pho tượng).

Trả lời:

 

 

Nghị luận về tác phẩm truyện

 

Nghị luận về tác phẩm thơ

 

Nghị luận về một bộ phim hoặc tác phẩm kịch

Giống nhau

Đều là dạng bài nghị luận văn học; trình bày những nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật; phải dựa trên những hiểu biết về tác phẩm để đưa ra cảm nhận

Khác nhau

Cần làm rõ bối cảnh, hành động, suy nghĩ của nhân vật, tình huống truyện để từ đó suy ra được giá trị nội dung tác phẩm mang lại.

Cần làm rõ tên bài thơ, thể thơ, nhân vật trữ tình, vần nhịp, biện pháp tu từ để từ đó suy ra được giá trị nội dung tác phẩm mang lại.

Cần làm rõ thể loại kịch (bi kich hay chính kịch), nhân vật kịch, xung đột kịch, sự vận động trong hành động kịch và các chỉ dẫn sân khấu để suy ra được giá trị nội dung mà tác phẩm mang lại.

 

Câu 10: Những nội dung chính được rèn luyện trong phần Nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập hai là gì? Các nội dung này có gì giống và khác với nội dung phần Nói và nghe của sách Ngữ văn 11, tập một?

Trả lời:

Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập hai:

- Giới thiệu một tác phẩm truyện, thơ, kịch

- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống

=> Nội dung các bài nói và nghe của tập một khác với tập hai. Tập 1 tập trung vào: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề đặt ra trong câu cách ngôn; Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật; Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học; Nghe bài thuyết minh tổng hợp. Trong khi đó, tập 2 tập trung chủ yếu vào giới thiệu các tác phẩm văn học, trình bày báo cáo và trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống.

 

Câu 11:

  1. a) Thống kê tên phần tiếng Việt trong các bài của sách Ngữ văn 11, tập hai.

  2. b) Nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết.

  3. c) Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong một văn bản thơ ở Bài 6.

Trả lời:

  1. Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 là: 

  • Hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ, câu rút gọn và câu đặc biệt.

  • Biện pháp tu từ so sánh và lặp cấu trúc, các câu hỏi tu từ.

  • Cách giải thích nghĩa của từ, cách sắp xếp lại các tài liệu tham khảo.

  • Ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết.

  • Lỗi về lỗi ngữ pháp.

  1. Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.

  2. Biện pháp tu từ mà em thích nhất trong câu hỏi tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" trong Đây thôn vĩ Dạ. Câu hỏi như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc, hờn dỗi của cô gái thôn Vĩ.

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II - Phần 2, Soạn ngắn ngữ văn 11 Cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II - Phần 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác