Soạn ngắn gọn văn 11 Cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I (phần 2)

Soạn siêu ngắn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I (phần 2) ngữ văn 11 Cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I 

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Dòng nào sau đây nêu đúng bối cảnh (không gian và thời gian) của câu chuyện trên?

Lời giải:

  1. Phố huyện nghèo, từ chiều tối đến đêm khuya 

  2. Vòm trời đầy sao sáng, cuối buổi chiều mùa hạ 

  3. Cửa hàng của Liên vào lúc đêm khuya đội tàu

  4. Sân ga nơi bác Siêu, chị Tí bán hàng lúc nửa đêm 

 

Câu 2: Cụm từ nào phù hợp với tên thể loại của đoạn trích?

Lời giải:

  1. Truyện ngắn trào phúng

  2. Truyện ngắn hiện thực 

  3. Truyện ngắn châm biếm

  4. Truyện ngắn trữ tình

 

Câu 3: Phương án nào nêu chính xác biện pháp đối lập được sử dụng trong đoạn trích trên?

Lời giải:

  1. Mặt đất và bầu trời, ngày và đêm, con người và cảnh vật

  2. Mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ

  3. Mặt đất và bầu trời, hiện tại và quá khứ, mơ ước và thực tế

  4. Mặt đất và bầu trời, người lớn và trẻ con, trạng thái thức và ngũ

Câu 4: Câu văn nào dưới đây là lời nhân vật?

Lời giải:

  1. Bắc Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường.

  2. Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa.

  3. Kìa, hàng phở của bác Siêu đến kia rồi.

  4. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống.

 

Câu 5: Phương án nào sau đây nêu đúng nội dung chính của đoạn trích trên? 

Lời giải:

  1. Kể lại cảnh phố huyện về đêm và hai chị em cố thức đợi đoàn tàu 

  2. Nhớ lại cảnh phố huyện về đêm với cuộc sống buồn bã tại một sân ga 

  3. Giới thiệu cảnh ban đêm tại một sân ga của một phố huyện nghèo

  4. Nêu lên những cảm nhận về bầu trời và mặt đất vào một đêm mùa hạ 

 

Câu 6: Có thể thay nhan đề Hai đứa trẻ bằng Hai chị em được không? Vì sao?

Lời giải:

Không thể vì nhan đề "Hai đứa trẻ" đã nhấn mạnh lăng kính tiếp cận của toàn bài là đôi mắt của những đứa trẻ. Hai là số lượng cụ thể, tác giả đã hướng người đọc đến nhân vật trung tâm của truyện ngắn, đó là hai chị em Liên và An. Danh từ đứa trẻ không chỉ gợi nhắc đến hình hài, lứa tuổi mà còn thể hiện được tâm hồn trong sáng, non nớt của trẻ con.

Câu 7: Câu “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ." nói lên tư tưởng và thái độ gì của người viết? (Trả lời ngắn trong khoảng 3 – 5 dòng).

Lời giải:

Mmột cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những sống cơ cực quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng. Nhịp sống của họ cứ lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán,... Cảnh đói nghèo cứ bủa vậy họ không lối thoát. Thế nhưng sâu trong họ, họ vẫn hi vọng, mong đợi về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

Câu 8: Đối lập là một trong các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn học lãng mạn. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp này thông qua một ví dụ cụ thể trong văn bản trên.

Lời giải:

- Tương phản giữa bóng tối và ánh sáng : Trong cái thế giới ngập tràn bóng đêm, dưới một bầu trời thăm thẳm bao la đầy bí mật của phố huyện, ánh sáng lại quá yếu ớt, mà nhạt, nhỏ bé, leo lét. Ánh sáng của các cửa hiệu chỉ là những khe sáng, lọt ra ngoài, hắt xuống mặt đường gồ ghề khiến mặt đất dường như nhấp nhô hơn vì những hòn đá nhỏ vẫn còn một bên sáng một bên tối. Ánh đèn của bác phở Siêu chỉ là những chấm nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối. Ánh sáng ngọn đèn của chị em Liên thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa… Đặc biệt là hình ảnh ngọn đèn chị Tí, một quầng sáng nhỏ nhoi, chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ, xuất hiện bảy lần trong tác phẩm, tạo nên sức ám ảnh và khơi gợi về cảnh đời, những kiếp sống nhỏ bé, lay lắt trong đêm đen, trong bóng tối cuộc đời.

- Tương phản giữa quá khứ và hiện tại: Trong quá khứ gia đình cái Liên có cuộc sống khá giả bao nhiêu thì hiện thực đói nghèo lại khiến cô cảm thấy nuối tiếc.

- Nghệ thuật tương phản thể hiện tập trung nhất ở phần cuối câu chuyện: khi đoàn tàu chạy qua phố huyện: bóng tối - ánh sáng, quá khứ - hiện tại, hiện tại - tương lai, âm thầm, lặng lẽ - ồn ào, náo nhiệt,...

 

Câu 9: Đoạn trích trên thể hiện rất rõ chất thơ trong văn xuôi. Hãy làm sáng tỏ điều đó.

Lời giải:

Chất thơ được thể hiện trong “Hai đứa trẻ” được thể hiện ở chỗ:

Kết cấu truyện ngắn: “Hai đứa trẻ” dường như không có cốt truyện. Tuy chỉ tập trung vào những diễn biến nội tâm của nhân vật, những mảnh ghép của bức tranh phố huyện nhạt nhòa, mòn mỏi, song Thạch Lam đã để lại ấn tượng đầy ám ảnh cho tác phẩm.

Khung cảnh thiên nhiên: Đó là một mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát với vòm trời huyền bí lấp lánh những vì sao, những con đom đóm lập lòe. Những chi tiết thơ mộng đã làm giảm bớt màu sắc ảm đạm u tối của bức tranh đời.

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật: Nếu Nam Cao thường đi vào phân tích những quá trình tâm lý phức tạp thì Thạch Lam lại chủ yếu đi sâu vào những trạng thái của tâm hồn mà tâm hồn mới là đối tượng của chất thơ. Nếu Nguyễn Tuân thường đi sâu vào miêu tả những cảm xúc mạnh mẽ dữ dội thì Thạch Lam lại cố vẽ nên hình những cảm giác mong manh, mơ hồ, tinh tế “như những rung động của một cánh bướm non”.

Nghệ thuật ngôn từ: Giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Ngôn ngữ vừa giàu nhạc điệu vừa giàu tính tạo hình.

=> Tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã phát hiện ra được “cái đẹp chứa ở chỗ ko ai ngờ tới”. Đó là cái đẹp kín đáo bị khuất lấp bởi đời sống nhọc nhằn, cái đẹp mà chỉ tâm hồn tinh tế hồn hậu mới có thể cảm nhận hết được.

 

Câu 10: Hai chị em Liên cố thức chỉ vì muốn được nhìn chuyến tàu, đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya". Nêu ý nghĩa của chi tiết này.

Lời giải:

- Thạch Lam muốn thể hiện ước mơ thoát khỏi cuộc sống hiện tại, khao khát hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn, ý nghĩa hơn của những người dân nghèo.

- Tiếng nói nâng niu, trân trọng vẻ đẹp trong tâm hồn của hai đứa trẻ: tuy còn bé bỏng, ngây thơ, sống trong bóng tối nhưng tâm hồn ấy vẫn biết khao khát, biết ước mơ, biết hướng đến ánh sáng.

-  Thức tỉnh ý thức cá nhân của con người: đừng để cuộc sống trôi đi “mờ mờ nhân ảnh” hay “buồn lẻ loi sống trăm năm”.

 

VIẾT

Câu 1: Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:

Đề 1. Bàn luận một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa được đặt ra trong các tác phẩm văn xuôi hoặc truyện thơ Nôm đã học trong Ngữ văn 11, tập một.

Đề 2. Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay.

Lời giải:

*Gợi ý: học sinh tự phát triển dàn ý dưới đây theo cách hành văn của mình 

Đề 2: 

A Mở bài: Giới thiệu chủ đề

- Giới thiệu về đề tài bài viết: "Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay"

- Mục đích của bài viết: giúp lớp trẻ nhận ra những phẩm chất tốt cần phát triển hoặc những thói quen xấu cần khắc phục để trở thành những người trưởng thành tốt hơn.

B Thân bài 

  1. Giới thiệu về lớp trẻ hiện nay

- Tình hình hiện tại của lớp trẻ

- Những vấn đề cần được chú ý và giải quyết

- Giải thích về thói ăn chơi đua đòi

  1. Phẩm chất cần phát triển hoặc thói quen xấu cần khắc phục

  2. Tình yêu và tôn trọng đối với người khác giới

- Giới thiệu về tình trạng bạo lực và quấy rối trong mối quan hệ giữa nam và nữ

- Khuyến khích lớp trẻ phát triển tình yêu và tôn trọng đối với người khác giới, từ đó giúp xây dựng mối quan hệ lành mạnh và kính trọng giữa các cá nhân.

- Dẫn chứng 

  1. Sự tự tin và kiên nhẫn trong học tập

- Giới thiệu về tình trạng áp lực học tập và stress của học sinh hiện nay

- Khuyến khích lớp trẻ phát triển sự tự tin và kiên nhẫn trong học tập, từ đó giúp họ vượt qua được khó khăn và đạt được thành công trong cuộc sống.

-Dẫn chứng 

  1. Kết bài

- Tóm tắt lại những phẩm chất cần phát triển hoặc thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay.

- Khuyến khích lớp trẻ phát triển những phẩm chất tốt và loại bỏ những thói quen xấu để trở thành những người trưởng thành tốt hơn.

- Bài học rút ra cho bản thân 

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I (phần 2), Soạn ngắn ngữ văn 11 Cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I (phần 2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác