Soạn ngắn gọn văn 11 Cánh diều bài 6: Đây mùa thu tới

Soạn siêu ngắn bài 6: Đây mùa thu tới ngữ văn 11 Cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN: ĐÂY MÙA THU TỚI

 

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Điệp ngữ "mùa thu tới" trong dòng thơ số 3 có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Nói lên sự hồ hởi, chào đón "nàng thu" của thi sĩ.

 

Câu 2: Cách chấm câu trong khổ 3 có giá trị biểu đạt gì?

Trả lời:

Dấu câu tạo ấn tượng thị giác với độc giả, giúp người đọc cảm nhận được những tâm tư, tình cảm của tác giả.

 

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Câu 1: Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và đưa ra lí do cho sự lựa chọn của em.

Trả lời: 

Ở khổ thứ ba, hình ảnh "trăng" vừa mang tính hiện thực vừa có tính tượng trưng đầy sáng tạo. Hình ảnh "nàng trăng" hiện lên là trăng non, trăng đầu mùa. Xuân Diệu đã nhân hóa trăng thành một người con gái xinh đẹp, đương tuổi xuân xanh. Dưới ngòi bút của thi sĩ, trăng có tính cách, biết ngẩn ngơ, suy nghĩ đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc.

 

Câu 2: Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ thứ nhất được khắc họa qua những chi tiết nào? Nêu nhận xét của em về mối quan hệ giữa các chi tiết đó.

Trả lời:

Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên qua những hình ảnh: rặng liễu đìu hiu, áo mơ phai dệt lá vàng, sắc đỏ rũa màu xanh, nhánh khô gầy. Xuân Diệu đã lột tả một hình ảnh đẹp và buồn về liễu. Cây liễu đầu thu được miêu tả qua một dáng hình lặng lẽ, đau thương, một tâm tình cô đơn, sầu khổ. Cả một trời thu mênh mang "đìu hiu đứng chịu tang" cùng liễu.

 

Câu 3: Ở khổ 2, sự rụng rơi của thế giới cảnh vật trước cái lạnh diễn ra theo trật tự: hoa - lá - cành. Trật tự theo “bước đi của thời gian” này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Cụm từ “hơn một loài hoa’ được dùng để chỉ sự tàn phai của hoa lá. Cách nói này giúp chúng ta cảm nhận được ít nhiều dòng chảy trôi của thời gian, của thiên nhiên đất trời. Hoa vốn là biểu tượng của cái đẹp, vậy mà, khi mùa thu tới, nó lại nhanh chóng tàn phai. Những cành hoa ấy đã rụng và được thay đổi bằng những màu đỏ vàng của cây lá. Động từ “rủa” thể hiện sự chậm rãi, gặm dần từng chút một màu xanh tươi của lá để thay sắc đỏ vàng đặc trưng của mùa thu. Người đọc cảm nhận được bước chân thu đi thật nhẹ nhàng, êm ái mà không kém phần bền bỉ mãnh liệt. Xuân Diệu miêu tả tiết trời thu “run rẩy rung rinh”, mang đến cho người đọc cái cảm giác se lạnh của mùa thu. Mùa thu đến cây cối đang xanh tươi tràn trề nhựa sống theo dòng chảy thời gian. Bằng tất cả các giác quan, Xuân Diệu đã mang đến cho độc giả một bức tranh cảnh thu đầy mong manh của lòng mình.

 

Câu 4: Hãy so sánh sự khác biệt của không gian thơ ở khổ 2 với khổ 3. Chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật của sự khác biệt này.

Trả lời: 

Khổ 2

Khổ 3

Tác giả mượn hình ảnh những bông hoa, chiếc lá, cành cây để miêu tả sự biến chuyển của thời gian khi thu sang: 

Tiết trời sang thu theo quy luật tự nhiên mọi vật đều chuyển sang phai tàn rơi rụng. Cây cối bắt đầu rụng lá trơ cành như đang "run rẩy", khẽ "rung rinh" trước những làn gió thu lành lạnh, se sắt. 

Tác giả miêu tả cảnh thu sang qua hình ánh trăng, núi, gió và con người: 

Có núi, có non, lúc ẩn lúc hiện, "khởi sự" nhô lên cuối chân trời xa, qua lớp sương thu mờ.

-> Trăng và núi trong thơ Xuân Diệu chứa đựng cái hồn thu vừa gần gũi, vừa thân thuộc.

 

Câu 5: Em hiểu như thế nào về tâm trạng “buồn không nói”, “Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi” của “Ít nhiều thiếu nữ” trong hai câu kết của bài thơ? Qua đó, chỉ ra mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

Trong hai câu thơ 3, 4 của khổ 3, hình ảnh thiếu nữ "ít nhiều" chưa xác định. Buồn tương tư, "buồn không nói". Một dáng điệu "tựa cửa nhìn xa", một tâm hồn "nghĩ ngợi gì" rất mơ hồ, xa xăm:

"Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói,

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì"

Thu của Xuân Diệu như thấp thoáng hình ảnh một nàng thiếu nữ đa tình, bẽn lẽn duyên dáng. Đó là bóng hình của một giai nhân đang trong tâm trạng đầy những mộng tưởng. Hai câu thơ chứa đựng một nét buồn mơ hồ, buồn không rõ nguyên cớ. Đó cũng là một nét tâm trạng rất điển hình của hồn thơ Xuân Diệu.

 

Câu 6: Nêu và lí giải một số điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với Thu hứng của Đỗ Phủ hoặc Thu điếu của Nguyễn Khuyến.

Trả lời:

- Về nội dung: "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu tập trung miêu tả về cảnh vật mùa thu, xen kẽ tâm trạng của nhân vật trữ tình khi đón nhận mùa thu. Trong khi đó, "Thu hứng" của Đỗ Phủ miêu tả về cảnh vật mùa thu cùng với những tác động của mùa thu đến tâm hồn của nhân vật chính. Còn "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến miêu tả về cảnh đẹp mùa thu và niềm đau thương của nhân vật chính khi tình đơn phương.

- Về nghệ thuật:

  • "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu sử dụng ngôn ngữ tinh tế để miêu tả cảnh vật và tâm trạng của nhân vật chính. Đồng thời sử dụng nhiều hình ảnh, tạo nên sự tươi đẹp, nhẹ nhàng, thu hút người đọc.

  • "Thu hứng" của Đỗ Phủ và "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến đều sử dụng các thể thơ cổ điển, tạo nên sự trang trọng, uy nghi và tâm linh trong tác phẩm của mình. Đặc biệt, "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến còn sử dụng thể thơ Lục bát, tạo nên sự độc đáo và phong phú cho tác phẩm.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Cánh diều bài Đây mùa thu tới, Soạn ngắn ngữ văn 11 Cánh diều bài Đây mùa thu tới

Bình luận

Giải bài tập những môn khác