Soạn ngắn gọn văn 11 Cánh diều bài 5: Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện

Soạn siêu ngắn bài 5: Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện ngữ văn 11 Cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN

Câu 1:  Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản "Trái tim Đan-kô" của Go-rơ-ki.

Gơi ý:

Hình ảnh về anh chàng Đan - kô và trái tim cháy sáng của chàng là dấu ấn mà bao người đọc phải dừng “đôi chân” lại để lắng đọng và suy ngẫm. Tôi gần như đã thuộc lòng từng chi tiết của câu chuyện này, câu chuyện về chàng Đan - kô dũng cảm cứu sống cả bộ lạc.

Mở đầu của truyện bạn có thể rùng mình lên vì sợ hãi khi đọc đoạn tả cánh rừng rậm mà cả bộ lạc đang lẩn trốn kẻ thù trong đó. Bóng tối bao trùm lên khắp nơi, chỉ có toàn là đầm lầy, cây cối rậm rạp, to lớn. Cảnh vật như dấu hiệu của một sự diệt vong của cả bộ tộc. Chỉ có hai con đường để lựa chọn là tiếp tục tiến vào cái xứ sở ghê rợn đó hay chấp nhận làm nô lệ cho kẻ thù. Có lẽ vì kinh hoàng trước cái chết mà không ai còn sợ làm nô lệ nữa. Bóng tối dày đặc bao trùm lên cả bộ lạc.

Tối mù mịt như khiến cho cây cối mờ mờ ảo ảo hiện hình bao quỷ dữ. Trước cảnh tượng ấy thật thương xót cho số phận của đoàn người. Bỏi lẽ họ vô tội. Họ đang sống bình yên vui vẻ, không làm hại ai thì lại bị một bộ lạc khác đánh đuổi. Không chỉ phải chiến đấu với con người, mà họ còn phải chiến đấu với cả thiên nhiên. Chúng đã quật cho họ kiệt sức và tước đi ý chí của họ.

Đứng trước bờ vực thẳm mà cả bộ tộc phải đối mặt thì Đan-kô xuất hiện. Mắt anh sáng ngời lên sức mạnh cùa sự trẻ trung và bầu nhiệt huyết sục sôi. Anh đã dẫn cả bộ lạc đi tiếp, tiến sâu vào trong rừng. Nhưng rừng càng lúc càng tối tàm mù mịt hơn làm cho cả bộ lạc đã kiệt sức càng kiệt sức hơn và họ lại khiếp sợ. Song họ không dám thừa nhận rằng họ yếu hèn, mà họ lại trút sự căm hờn lên đầu Đan - kô. Họ như bầy thú đã đến bước đường cùng. Tôi cảm thấy vừa tức giận vừa thương những con người này. Có lẽ vì bất lưc mà họ chẳng còn nghĩ dến ai ngoài mình ra. Và tôi rất thương Đan - kô. Anh cũng chỉ muốn không thể đổ bộ lạc của mình phải trở thành những kẻ nô lệ cho kẻ thù. Vậy mà bây giờ họ lại kết tội anh, muốn anh phải chết.

 

Câu 2: Đọc đoạn văn sau đây và cho biết người viết đã phân tích yếu tố hình thức nào của truyện “Kép Tư Bền” (Nguyễn Công Hoan).

“Tiếng cười ở đây không giống tiếng cười vỡ lở tung toé, tiếng cười phá ra như kiểu tiếu lâm, mà là tiếng cười ra nước mắt, xuất phát từ một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Tác giả đã khai thác triệt để những mâu thuẫn trong cảnh ngộ bi đát ấy: mâu thuẫn giữa tâm trạng Tư Bền và vai trò anh đóng, mâu thuẫn giữa tiếng cười của khán giả và tiếng khóc thầm của người đóng kịch, mâu thuẫn giữa cảnh tưng bừng trong rạp hát và cảnh ông bố chết lặng lẽ ở nhà. Kép Tư Bền buộc phải đóng một vai kịch. Hành động trong truyện càng đi tới thì tình huống càng bị thảm hơn. Người nghệ sĩ chân chính trong xã hội kim tiền không có tự do vì trong xã hội này, tình yêu và nghệ thuật đã biến thành hàng hoá.”.

(Theo Trương Chính)

Trả lời:

Người viết đã phân tích chi tiết truyện. Qua đó làm nổi bật lên mâu thuẫn trong cảnh ngộ bi đát mà Tư Bền gặp phải. Dù trong lòng anh đang lo lắng cho bệnh tình của người cha mà ngoài mặt phải mua vui lấy tiếng cười cho người khác. Tiếng cười sung sướng vui vẻ của khán giả càng làm day dứt nỗi đau đớn, lo lắng trong lòng Tư Bền. Từ việc phân tích yếu tố hình thức chi tiết truyện, người viết đã đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận về nhân vật và sự việc; giúp người đọc có những liên kết quan trọng để hiểu được phẩm chất, tính cách, số phận của nhân vật, chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm truyện.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Cánh diều bài Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, Soạn ngắn ngữ văn 11 Cánh diều bài Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện

Bình luận

Giải bài tập những môn khác