Soạn ngắn gọn văn 11 Cánh diều bài 6: Sông Đáy

Soạn siêu ngắn bài 6: Sông Đáy ngữ văn 11 Cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN: SÔNG ĐÁY

 

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Hình ảnh "giàn giụa nước mưa sông" gợi cho em liên tưởng gì?

Trả lời:

Hình ảnh "giàn giụa nước mưa sông" liên tưởng về hình ảnh những chú cá bống quẫy đạp nước bắn tung khắp nơi như những giọt nước mắt của dòng sông. Gợi cho người đọc nỗi niềm nhớ thương về quê hương mình.

 

Câu 2: Tại sao điệp ngữ "Sông Đáy ơi" được lặp lại ở khổ 3 và 4?

Trả lời:

Cụm từ "Sông Đáy ơi" được lặp đi lặp lại hai lần như nhấn mạng tình cảm nhớ nhung trong lòng tác giả. Nó chứa đựng những cảm xúc tha thiết, lưu luyến, bồi hồi của tác giả khi trở về nơi đây.

 

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Câu 1: Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ nào? Việc lựa chọn thể thơ này cùng với cách chấm câu trong bài thơ có tác dụng gì đối với việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình?

Trả lời:

  • Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ tự do. 

  • Bằng cách sử dụng thể thơ này với việc dùng từ ngữ cùng dấu chấm câu làm bài thơ không bị gò bó mà rất thoải mái, mạch thơ cùng mạch cảm xúc rất tự nhiên, để từ đó, thể hiện được tình cảm của tác giả da diết, sâu nặng của mình dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. 

 

Câu 2: Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì?

Trả lời:

  • Hình ảnh sông Đáy hiện lên trong cuộc đời của nhân vật trữ tình qua các mốc thời gian: từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về.

  • Trình tự thời gian đi theo mạch cảm xúc của tác giả 

  • Nó thể hiện được chiều sâu của nỗi nhớ, niềm vui và nỗi buồn khi xa quê và ngày trở về của chủ thể trữ tình. Qua đó làm sâu sắc hơn mối quan hệ mật thiết của sông Đáy với tác giả, nó đã in sâu vào tâm trí, vào tim của thi sĩ.

 

Câu 3: Hình tượng “mẹ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng đó là gì?

Trả lời:

  • Hình ảnh người mẹ xuất hiện bốn lần trong bài thơ: ở câu mở đầu, ở câu thơ thứ 7, 16, 17.

=> Người con suy nghĩ, kí ức của người con luôn chất chứa những hình ảnh của mẹ. Đây có lẽ là phần tình mẫu tử thiêng liêng mà tác giả vẫn luôn khắc sâu trong tim. 

 

Câu 4: Hình tượng “em” gợi lên trong nhân vật trữ tình những cảm xúc gì về sông Đáy? Vì sao?

Trả lời:

Hình tượng “em” gợi lên trong nhân vật trữ tình những cảm xúc bồi hồi, hi vọng rồi lại thất vọng khi không nhìn thấy bóng hình "em" đứng bên sông đợi mình. Trong kí ức, sông Đáy là nơi mà “em” cùng nhân vật trữ tình gặp gỡ, hẹn hò, nơi đây là nơi chứng kiến tình yêu đôi lứa đẹp đẽ. Sông Đáy và "em" trở thành chuyện của quá khứ, cả hai đã đi rất xa trong kí ức tác giả. Nhưng giờ đây, sông Đáy đã chứng kiến một đoạn tình cảm ngắn ngủi của đôi trai gái, họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Ngày tác giả trở về, mẹ vẫn đứng đó đợi nhưng hình bóng "em", nay đã không còn.

 

Câu 5: Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó đối với việc thể hiện nội dung.

Trả lời:

  • Yếu tố tượng trưng trong bài thơ: Hình tượng nghệ thuật cả bài thơ là sông Đáy.

  • Sông Đáy gợi cho ta nhiều ý nghĩa, nó là quê hương, là tình mẫu tử, là tình yêu, và đôi lúc lại là một người bạn cùng trò chuyện, níu giữ những kỉ niệm cuộc đời với tác giả. Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới nghệ thuật trong “Sông Đáy”, và trong thế giới nghệ thuật ấy thì nhân vật “tôi” là nhân vật trữ tình.

 

Câu 6: Từ nội dung bài thơ và những hiểu biết về văn hoá dân tộc, hãy lí giải vì sao tình cảm gắn bó, yêu thương với quê hương của người Việt đặc biệt sâu nặng. Tình cảm này liệu có thay đổi trong đời sống hiện nay?

Trả lời:

  • Quê hương có vị trí đặc biệt trong trái tim của mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Tình yêu với quê hương không chỉ vun đắp từ nhỏ qua câu hát, câu ru, ca dao mà còn cả qua những bài học.

  • Tình yêu quê hương là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp…

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Cánh diều bài Sông Đáy, Soạn ngắn ngữ văn 11 Cánh diều bài Sông Đáy

Bình luận

Giải bài tập những môn khác