Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 6: Sông Đáy

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 6: Sông Đáy. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Nguyễn Quang Thiều

a. Cuộc đời

  • Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tuổi Đinh Dậu, sinh ngày 13 tháng 02 năm 1957 tại làng Chùa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội; hiện sống tại thành phố Hà Đông. 
  • Bắt đầu viết văn từ năm 1983, Ông là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam, ngoài lĩnh vực chính tạo nên tên tuổi của ông là thơ ca thì Nguyễn Quang Thiều còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí.
  • Tốt nghiệp đại học ở Cuba. Ông từng làm việc tại tuần báo Văn Nghệ, Tuần Việt Nam (tuanvietnam.vn thuộc báo điện tử Vietnamnet.vn)
  • Hiện đang là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi và Mỹ la tinh. Giám đốc Trung tâm Dịch thuật văn học Hội Nhà văn Việt Nam.

b. Con người

  • Ông là cây bút đa tài và sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí. 
  • Ngoài ra, Nguyễn Quang Thiều còn là họa sĩ đã có cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên “Người thổi sáo” vào tháng 01.2021 .

c. Sự nghiệp

  • Tác phẩm chính: Chuyện Của Anh Em Nhà Mem & Kya, Tết Đoàn Viên, Sự mất ngủ của lửa…
  • Phong cách sáng tác:
    • Thể hiện được sự bay bổng trong từng câu từ, bày tỏ được những ưu tư, phiền muộn của thi ca rất nhạy bén.
    • Thủ pháp của trào lưu hiện đại như siêu thực, tượng trưng hay biểu hiện nhưng ta hoàn toàn không thể xếp ông vào riêng lẻ một trường phái nào.
    • Nhà văn ưa thích bày tỏ thái độ thẳng thắn và trực diện nhằm lý giải chính xác bản chất của đối tượng.
    • Ông viết mà như nói, nói một cách nghệ thuật.
    • Tuy nhiên, với các tác phẩm viết cho thiếu nhi thì lời thơ của ông lại rất chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường.

2. Tác phẩm

  • Xuất xứ: In trong tập “Sự mất ngủ của lửa” (xuất bản năm 1992)
  • Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm Sông Đáy sáng tác năm 1991, khi tác giả trở về thăm quê hương, thăm lại dòng sông Đáy thân yêu.
  • Bố cục: 3 phần
    • Phần 1: Ba câu thơ đầu => Sông Đáy trong kí ức ấu thơ
    • Phần 2: Tám câu tiếp => Sông Đáy trong kí ức những năm tháng xa quê
    • Phần 3: Còn lại => Sông Đáy – ngày trở lại

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Thể thơ, nhan đề

a. Thể thơ

  • Thể thơ: Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ tự do, với việc sử dụng từ ngữ cùng dấu chấm câu trong bài thơ không bị gò bó mà rất tự do, thoải mái, -
  • Tác dụng: giúp cho mạch thơ cùng mạch cảm xúc của bài rất tự nhiên, đã thể hiện rõ nét tình cảm của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình

b. Nhan đề “Sông Đáy”

  • Địa danh có thực: Sông Đáy là dòng sông chảy từ phía tây Hà Nội (trước đây là tỉnh Hà Tây), xuyên qua tỉnh Hà Nam rồi thành ranh giới giữa Ninh Bình và Nam Định trước khi đổ ra biển đông tại cửa Đáy. Dòng sông chảy song song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng.
  • Ý nghĩa biểu tượng: khắc họa về sự trân trọng đối với quê hương, đất nước, nơi sinh ra, tâm trạng vui buồn lẫn lộn khi trở về với quê hương, nhớ về hình ảnh con sông Đáy - con sông quê hương.

2. Những hình tượng trong bài thơ

a. Hình tượng “mẹ”

  • Hình ảnh người mẹ xuất hiện 4 lần trong bài thơ:
    • Ở câu thơ thứ hai: “Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả”
    • Ở câu thơ thứ 7: “Tỏa mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi’
    • Câu thơ thứ 16: “Mẹ tôi đã già như cát bên bờ sông”
    • Câu thơ thứ 17: “Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi”
  • Ý nghĩa của hình tượng “mẹ”:
    • Xuất hiện xuyên suốt từ đầu tới cuối bài thơ như một điệp khúc lặp đi lặp lại trong tâm trí của đứa con xa quê.
    • Làm sống dậy những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ qua những hình ảnh, hành động, bóng dáng của mẹ in hằn trong tâm trí của đứa con.

b. Hình tượng “em”

  • Sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình không chỉ là nơi có những kí ức kỉ niệm với mẹ mà còn với “em”.
    • Trong quá khứ, sông Đáy là nơi mà “em” đã cùng nhân vật trữ tình gặp gỡ, hẹn hò, nơi đây chính là nơi chứng kiến tình yêu đôi lứa đẹp đẽ. Họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau, tuy nhiên, đó cũng là đoạn tình cảm mà tác giả rất trân trọng và ghi nhớ trong tim.
    • Khi giờ đây trở về, sông Đáy chỉ còn mẹ đứng chờ mình, còn “em” thì không thấy đâu.
  • Ý nghĩa của hình tượng “em”:
    • Là một phần của tuổi trẻ, phần kí ức ngọt ngào đẹp đẽ chẳng thể quên.
    • Là hình ảnh gắn kết tác giả với con sông Đáy quê hương, cùng với “mẹ”

3. Yếu tố tượng trưng trong bài thơ: dòng sông Đáy

  • Hình tượng nghệ thuật cả bài thơ là sông Đáy, nó xuyên suốt khắp chiều dài của tác phẩm: Mỗi buổi chiều mẹ đi làm về;

Trong kí ức nhân vật trữ tình khi sống xa quê; Buổi chiều ngày nhân vật trữ tình trở lại. Các mốc thời gian đó được sắp xếp theo trình tự thời gian: từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về.

  • Sông Đáy gợi cho ta nhiều ý nghĩa, nó là quê hương, là tình mẫu tử, là tình yêu, và đôi lúc nó lại là một người bạn vô hình ở bên tác giả. Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới nghệ thuật trong “Sông Đáy”, và trong thế giới nghệ thuật ấy thì nhân vật “tôi” là nhân vật trữ tình

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Sông Đáy là một bài thơ nổi tiếng được Nguyễn Quang Thiều khắc họa về sự trân trọng đối với quê hương, đất nước, nơi sinh ra, tâm trạng vui buồn lẫn lộn khi trở về với quê hương, nhớ về hình ảnh con sông Đáy - con sông quê hương.

2. Nghệ thuật

  • Sử dụng thể thơ tự do, tự nhiên, phóng khoáng trong cảm xúc.
  • Ngôn ngữ thơ gần gũi, giản dị nhưng giàu chất tạo hình
  • Xây dựng những hình tượng thơ độc đáo, mang hơi hướng tượng trưng.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 11 CD bài 6 Sông Đáy, kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 6: Sông Đáy, Ôn tập văn 11 cánh diều bài Sông Đáy

Bình luận

Giải bài tập những môn khác