Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 cánh diều bài 5: Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 5: Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN

1. Nghị luận về một tác phẩm truyện

  • Nghị luận về một tác phẩm truyện là phân tích, đánh giá về các yếu tố nội dung, hình thức của truyện bằng những ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể.
  • Yêu cầu:
    • Phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm truyện.
    • Tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của truyện.
      • Phân tích truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải
      • Suy nghĩ về triết lí hạnh phúc trong truyện “Tầng hai” của Phong Điệp.
      • Tình yêu quê hương trong truyện ngắn “Nắng đẹp miền quê ngoại” của Trang Thế Hy.

2. Các lưu ý khi viết bài

  • Phân tích đề bài và xác định vấn đề có ý nghĩa đặt ra trong truyện
  • Đọc kỹ văn bản văn học được nêu trong đề bài, tìm các nguồn tài liệu có liên quan đến tác giả, tác phẩm.
  • Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết. Cần nêu được ít nhất hai ý lớn:
    • Giới thiệu và phân tích vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học.
    • Bàn luận về vấn đề xã hội đó trong đời sống.

II. THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC

Đề bài: Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản "Trái tim Đan-kô" của Go-rơ-ki.

1. Chuẩn bị viết

Đọc kĩ đề và suy nghĩ để xác định các yêu cầu nghị luận trước khi viết.

  • Đọc lại văn bản “Trái tim Đan-kô” và ghi lại những chi tiết liên quan đến lời nói, hành động, ý nghĩ, tình cảm của Đan-kô.
  • Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến tác giả Go-rơ-ki và truyện ngắn “Bà lão I-đéc-ghin”, ghi lại những ý kiến quan trọng có thể dùng để trích dẫn hoặc mở rộng bàn luận.

2. Tìm ý và lập dàn ý

  • Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận (Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô)
  • Thân bài
    • Nhân vật xuất hiện khi đoàn người đang trong tình thế bị dồn ép phải ở trong khu rừng rậm rạp, đầy bùn lầy, một nơi thiếu sức sống
    • Sự đối lập trong hành động, tâm trạng của đoàn người và Đan-kô
      • Hành động và tâm trạng của đoàn người khi di chuyển trong khu rừng rậm đó là lo lắng, sợ hãi, tuy sợ những không dám nói ra ngoài thay vào đó mắng nhiếc Đan-kô đổ cho chàng do chàng không biết dẫn đường.
      • Hành động của Đan-kô qua các chặng đường đó là chàng rất dũng cảm, quyết đoán tiến về phía trước. Đồng thời chàng cũng rất yêu quý mọi người xung quanh cho nên dù có bị mắng oan chàng cũng không đánh trả chỉ buồn bã.
    • Ý nghĩa hành động của Đan-kô
      • Hành động Đan-kô móc trái tim dũng cảm của mình ra để soi đường dẫn lối cho mọi người tìm đến được nơi có thể sống. => Sự anh dũng không tiếc hi sinh thân mình dù mọi người xung quanh không tin tưởng anh. Anh vẫn rất yêu thương mọi người.
      • Thể hiện vẻ đẹp Đan-kô qua những nghệ thuật tưởng tượng, phóng đại về những khu rừng tối tăm và hành động móc tim, thiếu đi trái tim vẫn có thể dẫn đường cho mọi người.
      • Tác giả muốn nhắn gửi thông điệp mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Từ đó, đưa ra cho chúng ta bài học rằng phải luôn yêu thương, đoàn kết cùng nhau mới có thể phát triển tốt được.
  • Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp của Đan-kô

II. VIẾT BÀI

Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị để thực hành viết.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 11 CD bài 5 Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 5: Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, Ôn tập văn 11 cánh diều bài Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện

Bình luận

Giải bài tập những môn khác