5 phút soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 126

5 phút soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 126. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

NỘI DUNG ÔN TẬP

Câu 1: Từ các bài đã học trong sách Ngữ văn 11, tập một, hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản.

Câu 2: Xác định đề tài, chủ đề, và một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc các văn bản được học ở Bài 1 trong sách Ngữ văn 11, tập một.

Câu 3: Nêu các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của Bài 2 trong sách Ngữ văn 11, tập một. Các văn bản đọc hiểu trong bài này giúp em hiểu được những gì về con người nhà thơ Nguyễn Du?

Câu 4: Tóm tắt nội dung chính và thống kê các nhân vật tiêu biểu của các văn bản đọc hiểu trong Bài 3, sách Ngữ văn 11, tập một.

Câu 5: Nêu và nhận xét đặc điểm của các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 11, tập một. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản thông tin ấy.

Câu 6: Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 11, tập một, chỉ ra các yêu cầu chính khi viết các kiểu văn bản này.

Câu 7: Thống kê và phân tích ý nghĩa của các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở Ngữ văn 11, tập một.

Câu 8: Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm (Gợi ý: mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,..).

Câu 9: Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.

Câu 10: Thống kê tên các mục tiếng Việt trong các bài của sách Ngữ văn 11, tập một. Từ đó, nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết.

TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Dòng nào sau đây nêu đúng bối cảnh (không gian và thời gian) của câu chuyện trên?

A. Phố huyện nghèo, từ chiều tối đến đêm khuya 

B. Vòm trời đầy sao sáng, cuối buổi chiều mùa hạ 

C. Cửa hàng của Liên vào lúc đêm khuya đội tàu

D. Sân ga nơi bác Siêu, chị Tí bán hàng lúc nửa đêm 

Câu 2: Cụm từ nào phù hợp với tên thể loại của đoạn trích?

A. Truyện ngắn trào phúng

B. Truyện ngắn hiện thực 

C. Truyện ngắn châm biếm

D. Truyện ngắn trữ tình

Câu 3: Phương án nào nêu chính xác biện pháp đối lập được sử dụng trong đoạn trích trên?

A. Mặt đất và bầu trời, ngày và đêm, con người và cảnh vật

B. Mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ

C. Mặt đất và bầu trời, hiện tại và quá khứ, mơ ước và thực tế

D. Mặt đất và bầu trời, người lớn và trẻ con, trạng thái thức và ngủ.

Câu 4: Câu văn nào dưới đây là lời nhân vật?

A. Bắc Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường.

B. Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa.

C. Kìa, hàng phở của bác Siêu đến kia rồi.

D. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống.

Câu 5: Phương án nào sau đây nêu đúng nội dung chính của đoạn trích trên? 

A. Kể lại cảnh phố huyện về đêm và hai chị em cố thức đợi đoàn tàu 

B. Nhớ lại cảnh phố huyện về đêm với cuộc sống buồn bã tại một sân ga 

C. Giới thiệu cảnh ban đêm tại một sân ga của một phố huyện nghèo

D. Nêu lên những cảm nhận về bầu trời và mặt đất vào một đêm mùa hạ 

Câu 6: Có thể thay nhan đề Hai đứa trẻ bằng Hai chị em được không? Vì sao?

Câu 7: Câu “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ." nói lên tư tưởng và thái độ gì của người viết? (Trả lời ngắn trong khoảng 3 – 5 dòng).

Câu 8: Đối lập là một trong các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn học lãng mạn. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp này thông qua một ví dụ cụ thể trong văn bản trên.

Câu 9: Đoạn trích trên thể hiện rất rõ chất thơ trong văn xuôi. Hãy làm sáng tỏ điều đó.

Câu 10: Hai chị em Liên cố thức chỉ vì muốn được nhìn chuyến tàu, đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya". Nêu ý nghĩa của chi tiết này.

II. VIẾT

Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:

Đề 1. Bàn luận một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa được đặt ra trong các tác phẩm văn xuôi hoặc truyện thơ Nôm đã học trong Ngữ văn 11, tập một.

Đề 2. Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

NỘI DUNG ÔN TẬP

Câu 1: 

STT

Kiểu văn bản

Các bài đọc hiểu

1

Thơ

Sóng

Lời tiễn dặn

Tôi yêu em

Nỗi niềm tương tư

2

Thơ văn Nguyễn Du

Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp

Trao duyên

Đọc Tiểu Thanh kí

Anh hùng tiếng đã gọi rằng

3

Truyện 

Chí Phèo

Chữ người tử tù

Tấm lòng người mẹ

4

Văn bản thông tin 

Phải coi luật pháp như khi trời để thở

Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái

Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ

Câu 2: 

- Bài 1 học thơ và truyện thơ: Sóng của Xuân Quỳnh, Tôi yêu em (Pu-skin), Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân gian của dân tộc Thái) và truyện thơ Nôm qua văn bản Nỗi niềm tương tự (trích Bích Câu kì ngộ – Vũ Quốc Trân).

- Đề tài của các văn bản thơ và truyện thơ đều viết về tình yêu lứa đôi 

- Lưu ý: cần xem kĩ mục 1. Chuẩn bị, nhất là nội dung giới thiệu tóm tắt tác phẩm và bối cảnh trích đoạn truyện thơ; xem lại các nội dung đọc hiểu của hai văn bản này.

Câu 3: 

Bài 2 sách Ngữ văn 11, tập một tập trung học về Nguyễn Du

– Các văn bản đọc hiểu (gồm cả văn bản khái quát và thơ văn) đã giúp người đọc hiểu và thấy rõ chân dung nhà thơ Nguyễn Du cả ngoài đời lẫn trong thơ văn.

Câu 4:

Tác phẩm

Nội dung chính

Nhân vật tiêu biểu

Chí Phèo (Nam Cao)

Phản ánh số phận bi thảm của người dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Đề cao nhân phẩm, lòng yêu thương và cách nhìn nhận, đánh giá con người.

Chí Phèo

Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một người tài hoa, tâm trong sang và khí phách hiên ngang bất khuất, thể hiện quan niệm, sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín lòng yêu nước

Huấn Cao

Tấm lòng người mẹ (Huy-gô)

Kể về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ Phăng – tin.

Phăng-tin, Giăng-van Giăng

Kép Tư Bền (Nguyễn Công Hoan)

Lên án xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, nói lên những bi kịch sau ánh đèn sân khấu hào quang của người nghệ sĩ, sự hy sinh cao cả của người nghệ sĩ cho khán giả và cuộc đời.

Tư Bền

Câu 5: - Về nội dung: Các văn bản thông tin này đều tập trung nói về người Việt, tiếng Việt, cung cấp các thông tin về phẩm chất tốt đẹp cũng như chỉ ra những hạn chế của người Việt trong chấp hành luật pháp và sử dụng tiếng Việt, nhất là với lớp trẻ.

- Về hình thức: các văn bản này đều có đặc điểm là bài thuyết minh tổng hợp.

Câu 6: - Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể gồm: nghị luận về một hiện tượng xã hội trong cuộc sống, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Với kiểu baif nghị luận cần đưa ra được lý lẽ, dẫn chứng và sắp xếp bố cục hợp lý.

- Bài thuyết minh tổng hợp: cần có sự kết hợp các yếu tố sau: Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.

Câu 7: - Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội 

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Mở đầu, kết bài và câu chuyển đoạn trong văn bản nghị luận

+ Kĩ năng này giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn trong quá trình viết mở bài và kết bài cho một bài văn. 

- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Câu văn suy lý (lô-gích) và câu văn có hình ảnh trong văn bản nghị luận.

+ Kỹ năng này giúp học sinh viết văn nghị luận tốt hơn. Bài văn có sự tư duy khái niệm, của suy lý (lô gích), giàu sức thuyết phục.

- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Người viết và người đọc giả định, xưng hô trong bài viết.

+ Việc rèn luyện kĩ năng này giúp chúng ta có thể xác định đối tượng “đóng vai” để viết và hướng tới một đối tượng người đọc mà em hình dung, tưởng tượng.

- Bài thuyết minh tổng hợp

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, đoạn văn phối hợp

+ Việc học và rèn kĩ năng này người viết có nhiều sự lựa chọn trong việc trình bày bài viết, linh hoạt trong viết văn.

Câu 8:

+ Về mục đích:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. 

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. 

- Khác nhau ở xuất phát điểm:

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.

- Khác nhau ở cách lập luận:

+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…

Câu 9:

- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề đặt ra trong câu cách ngôn: "Cứ hướng về phía Mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn".

Trong phần Viết của bài 1, học sinh rèn cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. 

- Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

Các bài đọc hiểu thuộc bài 2 như trích đoạn truyện Kiều, Đọc Tiểu Thanh ký đều đều là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao. Phần viết cũng là nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật. 

- Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

Các bài đọc hiểu thuộc bài 3 như Chí Phèo, Chữ người tử tù, Tấm lòng người mẹ đều ẩn chứa những giá trị hiện thực, những vấn đề xã hội nổi cộm. Phần viết cũng tập trung vào phân tích về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. 

- Nghe bài thuyết minh tổng hợp

Trong phần Viết của bài 4, học sinh rèn cách viết bài thuyết minh tổng hợp. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. 

Câu 10: Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 là: 

  • Bài 1 với các bài luyện tập biện pháp lặp cấu trúc

  • Bài 2 với các bài tập biện pháp tu từ đối 

  • Bài 3 với các bài tập về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 

  • Bài 4 với các bài lỗi về thành phần câu và cách sửa

Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.

TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: 

Câu 2: B

Câu 3: B

Câu 4: C

Câu 5: A

Câu 6: Không thể thay bằng nhan đề “Hai chị em” vì nhan đề “Hai đứa trẻ” ngoài nội dung thông tin số lượng đã nêu, còn mang màu sắc biểu cảm. Chữ “đứa trẻ” chỉ trẻ con, bé nhỏ, chưa thành người lớn, gợi sự côi cút, thương cảm.

Câu 7: Câu văn thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, thái độ thương xót, cảm thông của tác giả đối với số phận những người dân nghèo, về một cuộc sống quẩn quanh, bế tắc không lối thoát.

Câu 8: - Ba biểu hiện đối lập: mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ.

- Ví dụ đối lập giữa bầu trời và mặt đất, bầu trời lộng lẫy, rất đẹp (Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh đua lấp lánh) và để làm nổi hiện trạng của mặt đất buồn tẻ, khổ đau (đầy bóng tối, buồn thảm, âm u,…)

Câu 9: 

+ Kết cấu truyện ngắn: “Hai đứa trẻ” dường như không có cốt truyện. Tuy chỉ tập trung vào những diễn biến nội tâm của nhân vật, những mảnh ghép của bức tranh phố huyện nhạt nhòa, mòn mỏi, song Thạch Lam đã để lại ấn tượng đầy ám ảnh cho tác phẩm.

+ Khung cảnh thiên nhiên: Đó là một mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát với vòm trời huyền bí lấp lánh những vì sao, những con đom đóm lập lòe. Những chi tiết thơ mộng đã làm giảm bớt màu sắc ảm đạm u tối của bức tranh đời.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật: những trạng thái của tâm hồn mà tâm hồn mới là đối tượng của chất thơ. 

+ Nghệ thuật ngôn từ: Giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Ngôn ngữ vừa giàu nhạc điệu vừa giàu tính tạo hình.

Câu 10:  Đoàn tàu sáng rực rỡ là biểu hiện cho tương lai, làm rực sáng phố huyện đầy đêm đen, làm huyên náo phố huyện âm thầm, u buồn,… Nó như là niềm hi vọng của tương lai.

II. VIẾT

Đề 1:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm: tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn biển đảo.

2. Thân bài:

* Giải thích tình yêu quê hương đất nước là gì?

- Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng, sâu sắc mà mỗi người dành cho quê hương, Tổ Quốc mình.

* Biểu hiện của lòng yêu nước và tinh thần bảo vệ biển đảo:

Quá khứ: ông cha kiên quyết, anh dũng chống lại ách xâm lược của phương Bắc cũng như sẵn sàng chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

- Hiện tại:

+ Tích cực thi đua, học tập. Nhiều người đã đem lại vinh quang cho Tổ quốc trên đấu trường quốc tế.

+ Những người chiến sĩ vẫn đang ngày ngày canh gác ngoài đảo xa, giữ vững chủ quyền.

+ Nhà nước, Đảng và các cấp ban ngành luôn coi trọng, ra sức đấu tranh để bảo vệ chủ quyền hải đảo và sự toàn vẹn lãnh thổ.

* Tình hình chủ quyền biển đảo hiện nay:

- Vấn đề chủ quyền biển đảo diễn ra rất phức tạp, đứng trước sự tranh giành, xâm phạm chủ quyền bất hợp pháp của các quốc gia lân cận.

* Nêu lí do phải yêu nước và bảo vệ biển đảo:

- Cuộc sống hòa bình, ấm no ngày hôm nay phải đánh đổi bởi máu, nước mắt của những thế hệ cha ông cho nên thế hệ sau phải có trách nhiệm kế thừa, phát huy những giá trị, truyền thống tốt đẹp.

- Thực tế lịch sử đã chứng minh, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Biển, đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

- Biển đảo không chỉ góp phần vào công cuộc phát triển đất nước mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, quốc phòng.

- Xây dựng, bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân.

* Bài học nhận thức và liên hệ bản thân:

- Có được nhận thức đúng đắn, trang bị kiến thức, hiểu biết về lịch sử.

- Tỉnh táo trước các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, mang tính bôi nhọ, xúc phạm.

- Ra sức học tập, rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức.

- Lên án mạnh mẽ những hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của nước ta.

- Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự để bảo vệ Tổ quốc.

3. Kết bài:

- Khẳng định vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.

Đề 2: 

A/ Mở bài:

- Trong cuộc sống, có rất nhiều vấn đề đòi hỏi con người phải tự giải quyết bằng chính sức lực, khả năng của bản thân mình. Nhưng hiện tại có rất nhiều người vẫn có thói ỷ lại vào người, phó mặc hoàn toàn số phận, cuộc đời mình vào tay kẻ khác từ việc lớn đến việc nhỏ.

- Đó là quan niệm, lối sống lệch lạc mà bất cứ ai cũng cần phải khắc phục.

B/ Thân bài:

1. Giải thích:

- Ỷ lại là tự bản thân không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống mà dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một cách thái quá.

- Căn bệnh đang hủy diệt sức trẻ: là cách nói hình ảnh diễn tả tác hại của thói ỷ lại đến thế hệ trẻ, khiến họ trở nên thụ động, không có khả năng đối phó với những thử thách trong cuộc sống.

- Câu nói nhấn mạnh đến tác hại của thói ỷ lại và cảnh báo về một hiện tượng trong đời sống.

2. Thực trạng:

- Nhiều bạn trẻ sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, thờ ơ với cuộc sống, công việc học tập của chính mình, không suỵ nghĩ cho tương lai, để mặc bố mẹ sắp đặt mọi việc.

- Không khó để bắt gặp những cảnh tượng bố mẹ đưa đón con đi học mỗi ngày dù con đã học cấp ba hay sinh viên đại học. Ở nhà, mẹ cũng là người giặt giũ, nấu cơm, dọn phòng.... gặp bài tập khó thì nhờ vả bạn bè...

3. Nguyên nhân:

- Do sự lười biếng trong cả vận động và tư duy. 

- Do được gia đình nuông chiều. 

4. Tác hại:

- Không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sáng tạo... dễ gặp thất bại trong mọi việc.

- Họ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. 

- Tương lai của đất nước không thể phát triển tốt đẹp.

5. Biện pháp khắc phục:

- Thế hệ trẻ cần học cách tự đứng trên đôi chân của mình, không được tự biến mình thành cây tầm gửi trong cuộc sống.

- Gia đình, nhà trường, xã hội cần thay đổi quan niệm về tình yêu thương và giáo dục, không nuông chiều hay quá bao bọc, cần hình thành và rèn luyện tính tự lập cho con em mình.

- Bản thân mỗi chúng ta cần tích cực rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng sống thật tốt.

C/ Kết bài:

- Thói quen ỷ lại là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công, muốn làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng ra khỏi con đường của mình.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 1 cánh diều, soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 126, soạn Văn 11 tập 1 CD trang 126

Bình luận

Giải bài tập những môn khác