5 phút soạn Văn 11 tập 2 cánh diều trang 88
5 phút soạn Văn 11 tập 2 cánh diều trang 88. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN: VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Đọc trước đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Huy Tưởng.
ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Chú ý việc Vũ Như Tô hoàn toàn “sống” với Cửu Trùng Đài và không biết gì về thế cuộc.
Câu 2: Những cái chết ở đây có phải là cái chết của nhân vật bi kịch không?
Câu 3: Chú ý tác dụng của những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản
Câu 4: Tại sao trong mắt quân khởi loạn thì Vũ Như Tô bị xếp cùng hạng với những cung nữ?
Câu 5: Chú ý hình ảnh của Đan Thiềm trong mắt của quân khởi loạn và Ngô Hạch.
Câu 6: Lúc này, có phải Vũ Như Tô hoàn toàn cô độc?
Câu 7: Chú ý phản ứng của quân sĩ trước lời nói của Vũ Như Tô?
Câu 8: Câu nói cuối cùng của Vũ Như Tô thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật.
Câu 2: Thống kê các nhân vật xuất hiện ở từng lớp kịch theo hướng dẫn trong bảng sau:
Lớp | Diễn biến chính | Nhân vật |
I | Đan Thiềm báo tin Trịnh Duy Sản đưa quân về triều làm phản và đang đi tìm Vũ Như Tô để giết. Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn nhưng ông từ chối | Đan Thiềm + Vũ Như Tô |
V |
|
|
VI |
|
|
VII |
|
|
VIII |
|
|
IX |
|
|
Em có nhận xét gì về sự xuất hiện và vai trò của các nhân vật trong các lớp kịch?
Câu 3: Trong đoạn trích, sự xung đột trong quan điểm của Ngô Hạch và quân sĩ với quan điểm của Vũ Như Tô về Cửu Trùng Đài được thể hiện như thế nào? Vì sao có sự khác biệt này?
Câu 4: Phân tích diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô trong đoạn trích. Từ đây, em hiểu gì về bi kịch của Vũ Như Tô?
Câu 5: Theo em, chủ đề của đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là gì?
Câu 6: Trong lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng có viết: “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.”. Theo em, Vũ Như Tô “phải” hay những kẻ giết Vũ Như Tô “phải”? Vì sao?
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1:
- Tác giả Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) sinh ra trong một gia đình nhà nho ở Bắc Ninh.
- Ông là là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng, cha đẻ của nhiều vở kịch nổi tiếng: Vũ Như Tô, Bắc Sơn,...
- Là người sáng lập ra NXB Kim Đồng.
- Ông viết văn để thể hiện tinh thần yêu nước. Nguồn cảm hứng lớn nhất của ông là khai thác lịch sử.
- Văn phong giản dị, trong sáng, đôn hậu, sâu sắc.
ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Các chi tiết:
- Có việc gì mà bà chạy hớt ha hớt hải?
- Lạ chưa, nguy làm sao?
- Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi trốn đi đâu? Làm gì phải trốn?
- Làm sao mà phải trốn? Bà nói rõ cho là vì sao?
- Sao thế?
- Tôi làm gì nên tội?
- Mà tôi không làm gì nên tội. Họ hiểu nhầm.
Câu 2: Những cái chết ở đây không phải là cái chết của nhân vật bi kịch.
Câu 3: Giúp khung cảnh, tâm trạng của nhân vật thể hiện rõ ràng, sinh động hấp dẫn.
Câu 4: Vì họ cho rằng Vũ Như Tô cũng như các cung nữ, dụ dỗ vua làm theo lời mình, báo hại dân chúng sống trong lầm than, khổ cực.
Câu 5: Hình ảnh Đan Thiềm trong mắt của quân khởi loạn và Ngô Hạch: là “con đĩ già”, dâm phụ chuyên đi dụ dỗ người khác.
Câu 6: Vũ Như Tô đã hoàn toàn cô độc.
Câu 7: Cười ầm, chửi “Câm ngay đi”, xúm lại vả vào miệng Vũ Như Tô.
Câu 8: Thể hiện tâm trạng chua chát, tuyệt vọng không còn muốn sống, đau đớn đến bàng hoàng, linh hồn ông đã chết cùng Cửu Trùng Đài.
SAU KHI ĐỌC
Câu 1:
1. "Đan Thiềm: Tôi ở đây. (Có tiếng quân reo dữ dội: “Giết chết Vũ Như Tô, giết chết lũ cung nữ.").
Vũ Như Tô (thản nhiên): Bà ở đây. Vậy tôi cũng ở đây, nguy biến ta cùng chịu."
2. "Đan Thiềm (thở hồn hển): Nguy đến nơi rồi...Ông Cả!"
Câu 2:
Lớp | Diễn biến chính | Nhân vật |
I | Đan Thiềm báo tin Trịnh Duy Sản đưa quân về triều làm phản và đang đi tìm Vũ Như Tô để giết. Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn nhưng ông từ chối | Đan Thiềm + Vũ Như Tô |
V | Đan Thiềm thúc giục Vũ Như Tô trốn đi nhưng ông không chịu. | Đan Thiềm + Vũ Như Tô |
VI | Kim Phượng, Đan Thiền và các cung nữ than khóc khi cửa điện bị phá. | Kim Phượng + Đan Thiền + các cung nữ |
VII | Quân khởi loạn tiến vào truy giết những người bên trong. Kim Phượng chỉ mặt Đan Thiềm và Vũ Như Tô hòng thoát thân. Đan Thiềm cầu xin Ngô Hạch tha chết cho Vũ Như Tô. | Kim Phượng + Đan Thiền + cung nữ + quân khởi loạn + Ngô Hạch |
VIII | Vũ Như Tô đòi gặp An Hòa Hầu. Ông vẫn muốn tiếp tục hoàn thành Cửu Trùng Đài. Quân sĩ cười khinh hành động của Vũ Như Tô, muốn lôi ông ra pháp trường. | Vũ Như Tô + Ngô Hạch + Quân sĩ |
IX | An Hòa Hầu phá Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô tiếc nuối, yêu cầu quân lính đưa mình đến pháp trường. | Vũ Như Tô + Ngô Hạch + Quân sĩ |
=> Nhận xét: Mỗi nhân vật đều có vai trò, nhiệm vụ riêng và phù hợp với vai trò của họ trong vở kịch.
Câu 3:
Vũ Như Tô: Cửu Trùng Đài là tâm huyết, hoài bão, là khát khao đem lại cái đẹp cho muôn đời của ông.
Ngô Hạch và quân sĩ: Vũ Như Tô là một tên điên, làm khổ nhân dân, gây ra bao tội lỗi khi xây dựng Cừu Trùng Đài
=> Có sự xung đột trong quan điểm như vậy vì tư tưởng, lý tưởng và hoàn cảnh sống của của Vũ Như Tô và Ngô Hạch cùng quân sĩ khác hẳn nhau..
Câu 4:
- Vũ Như Tô luôn tin tưởng mình không có tội, bướng bỉnh, ảo vọng theo đuổi mục tiêu, hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu. Khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy, ông đau đớn, bàng hoàng, tuyệt vọng.
=> Vũ Như Tô đứng trên lập trường người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân. Bi kịch của ông đến từ chính khát vọng, mong muốn đem cái đẹp lưu truyền đến muôn đời sau của ông. Nhưng ông đã sai trong việc mượn uy quyền của bạo chúa để gây ra thống khổ, đày đọa cho nhân dân.
Câu 5:
+ Tài năng cùng phẩm chất tốt đẹp và tâm huyết, ước mơ của Vũ Như Tô.
+ Sự trung thành và sự ngưỡng mộ cái tài của Đan Thiềm giành cho Vũ Như Tô.
+ Nguyên nhân Vũ Như Tô bị mọi người căm hận và cái kết của Cửu Trùng Đài.
Câu 6: Theo em, Vũ Như Tô vừa phải, vừa không phải.
+ Vũ Như Tô phải khi hoài bão lớn lao của ông là góp phần xây dựng đất nước, muốn cống hiến để làm nên giá trị tốt đẹp, lưu giữ muôn đời cho đất nước.
+ Vũ Như Tô sai khi không hiểu rõ thế cuộc, mượn tay bạo chúa thực hiện lý tưởng, đẩy dân đen vào cảnh điêu tàn, thống khổ. Ông đã không hiểu nghệ thuật phải được xây dựng dựa trên nhu cầu đời sống của nhân dân.
Ngược lại, những kẻ giết Vũ Như Tô, suy cho cùng cũng đều là những người dân bị áp bức, đày đọa, sinh ra nỗi căm hận không thể nguôi.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 11 tập 2 cánh diều, soạn Văn 11 tập 2 cánh diều trang 88, soạn Văn 11 tập 2 CD trang 88
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận