Soạn ngắn gọn văn 11 Cánh diều bài 8: Vĩnh biệt cửu trùng đài

Soạn siêu ngắn bài 8: Vĩnh biệt cửu trùng đài ngữ văn 11 Cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN: VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI

 

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Những cái chết ở đây có phải là cái chết của nhân vật bi kịch không?

Trả lời:

Những cái chết ở đây không phải là cái chết của nhân vật bi kịch mà là Hoàng thượng, Nguyễn Vũ.

 

Câu 2: Tại sao trong mắt quân khởi loạn thì Vũ Như Tô bị xếp cùng hạng với những cung nữ?

Trả lời:

Vũ Như Tô bị xếp cùng hạng với những cung nữ vì chúng cho rằng Vũ Như Tô cũng như những cung nữ, mê hoặc vua làm theo lời mình, khiến cuộc sống nhân dân đói khổ, lầm than. 

 

Câu 3: Lúc này, có phải Vũ Như Tô hoàn toàn cô độc?

Trả lời:

Lúc này, Vũ Như Tô hoàn toàn cô độc vì người hiểu duy nhất là Đan Thiềm đã không còn, xung quanh chỉ còn những người coi khinh và xem thường. 

 

Câu 4: Câu nói cuối cùng của Vũ Như Tô thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?

Trả lời:

Câu nói cuối cùng của Vũ Như Tô thể hiện tâm trạng đau đớn, chán chường, thất vọng đến chấp nhận buông xuôi tìm cái chết khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy.

 

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật.

Trả lời:

  • Ví dụ 1:

  • "Đan Thiềm: Tôi ở đây. (Có tiếng quân reo dữ dội: “Giết chết Vũ Như Tô, giết chết lũ cung nữ.").

  • Vũ Như Tô (thản nhiên): Bà ở đây. Vậy tôi cũng ở đây, nguy biến ta cùng chịu."

Chỉ dẫn "thản nhiên" thể hiện một cách rõ nét suy nghĩ, thái độ của nhân vật Vũ Như Tô khi nghe tiếng hò reo đồi giết của đội quân.

  • Ví dụ 2:

  • "Đan Thiềm (thở hồn hển): Nguy đến nơi rồi...Ông Cả!"

Chỉ dẫn thể hiện rõ hành động của nhân vật Đan Thiềm vội vã giục Vũ Như Tô đi trốn.

  • Ví dụ 3: 

  • "Đan Thiềm: Ông phải trốn đi. (Có tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí). Ông phải trốn đi (lời có vẻ van lơn). Trong lúc biến cố này, ông hãy tạm lánh đi. Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Họ không phân biệt..."

Chỉ dẫn làm rõ hoàn cảnh xung quanh cuộc đối thoại của nhân vật Đan Thiềm với nhân vật Vũ Như Tô.



Câu 2: Thống kê các nhân vật xuất hiện ở từng lớp kịch theo hướng dẫn trong bảng sau:

Lớp

Diễn biến chính

Nhân vật

I

Đan Thiềm báo tin Trịnh Duy Sản đưa quân về triều làm phản và đang đi tìm Vũ Như Tô để giết. Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn nhưng ông từ chối

Đan Thiềm + Vũ Như Tô

V

 

 

VI

 

 

VII

 

 

VIII

 

 

IX

 

 

Em có nhận xét gì về sự xuất hiện và vai trò của các nhân vật trong các lớp kịch?

Trả lời:

Lớp

Diễn biến chính

Nhân vật

I

Đan Thiềm báo tin Trịnh Duy Sản đưa quân về triều làm phản và đang đi tìm Vũ Như Tô để giết. Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn nhưng ông từ chối

Đan Thiềm + Vũ Như Tô

V

Đan Thiềm thúc giục Vũ Như Tô trốn đi nhưng ông không chịu.

Đan Thiềm + Vũ Như Tô

VI

Kim Phượng, Đan Thiền và các cung nữ than khóc khi cửa điện bị phá.

Kim Phượng + Đan Thiền + các cung nữ

VII

Quân khởi loạn tiến vào truy giết những người bên trong. Kim Phượng chỉ mặt Đan Thiềm và Vũ Như Tô hòng thoát thân. Đan Thiềm cầu xin Ngô Hạch tha chết cho Vũ Như Tô.

Kim Phượng + Đan Thiền + cung nữ + quân khởi loạn + Ngô Hạch

VIII

Vũ Như Tô cảm tạ tấm lòng Đan Thiềm, đòi gặp An Hòa Hầu. Ông vẫn muốn tiép tục hoàn thành Cửu Trùng Đài. Quân sĩ cười khinh hành động của Vũ Như Tô, muốn lôi ông ra pháp trường.

Vũ Như Tô + Ngô Hạch + Quân sĩ

IX

 An Hòa Hầu phá Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô tiếc hận, yêu cầu quân lính đưa mình đến pháp trường.

Vũ Như Tô + Ngô Hạch + Quân sĩ

=> Nhận xét: Mỗi nhân vật đều có vai trò, nhiệm vụ riêng. Cách hành động và lời nói bộc lộ được tính cách của nhân vật, phù hợp với vai trò của họ trong vở kịch.

 

Câu 3: Trong đoạn trích, sự xung đột trong quan điểm của Ngô Hạch và quân sĩ với quan điểm của Vũ Như Tô về Cửu Trùng Đài được thể hiện như thế nào? Vì sao có sự khác biệt này?

Trả lời:

  • Với Vũ Như Tô: Cửu Trùng Đài là tâm huyết, hoài bão,là khát khao đem lại cái đẹp cho muôn đời của ông.

  • Với Ngô Hạch và quân sĩ: Cửu Trùng Đài là nguyên nhân dẫn đến cuộc sống đói khổ, lầm than của nhân dân. Chúng coi Vũ Như Tô là một tên điên đến khi bị bắt vẫn không nhận ra sai lầm của mình.  

Có sự khác biệt này là do quan điểm, tư tưởng và lý tưởng của Vũ Như Tô và Ngô Hạch cùng quân sĩ khác hẳn nhau.

 

Câu 4: Phân tích diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô trong đoạn trích. Từ đây, em hiểu gì về bi kịch của Vũ Như Tô?

Trả lời:

  • Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:

  • Ông vẫn luôn tin mình không hề có tội mà chỉ có công, bướng bỉnh, ảo vọng theo đuổi mục tiêu, hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu. Đến khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy, ông đau đớn, bàng hoàng, thất vọng tột độ. 

  • Vũ Như Tô đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, là người tài chứ chưa phải là hiền tài. Vậy nên, khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy, ông đau đớn, bàng hoàng, thất vọng đến mức tự yêu cầu được đưa đến pháp trường.

  • Bi kịch của Vũ Như Tô: Ông đặt nghệ thuật lên trên mọi thứ, không nhận rằng nghệ thuật phải đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân, không thể đứng trên lợi ích bản thân mà hủy hoại đời sống nhân loại.

 

Câu 5: Theo em, chủ đề của đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là gì?

Trả lời:

  • Mối quan hệ giữa nghệ sĩ và nhân dân

  • Tài năng cùng phẩm chất tốt đẹp, ước mơ của Vũ Như Tô

 

Câu 6: Trong lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng có viết: “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.”. Theo em, Vũ Như Tô “phải” hay những kẻ giết Vũ Như Tô “phải”? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô đều không "phải" vì:

  • Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài ba, hiện thân của niềm khát khao và đam mê nghệ thuật, cái đẹp và sự sáng tạo. Nhưng ông đã phạm sai lầm khi có những suy nghĩ lầm lạc trong hành động: muốn đem cái đẹp lưu truyền đến muôn đời sau nhưng lại mượn quyền uy và tiền bạc của bọn bạo chúa để thực hiện, gieo nỗi thống khổ cho nhân dân, vô tình người dân lao động thành kẻ thù. 

  • Những người giết Vũ Như Tô đã giết đi một người nghệ sĩ tài ba, một thiên tài nghệ thuật mang trong mình hoài bão lớn là tô điểm cho đất nước thêm đẹp, tạo ra công trình lưu danh muôn đời.

 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Cánh diều bài Vĩnh biệt cửu trùng đài, Soạn ngắn ngữ văn 11 Cánh diều bài Vĩnh biệt cửu trùng đài

Bình luận

Giải bài tập những môn khác