5 phút soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 85

5 phút soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 85. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3: TRUYỆN. VĂN BẢN: TẤM LÒNG NGƯỜI MẸ

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Đọc trước đoạn trích Tấm lòng người mẹ và tìm thêm thông tin về tác giả Vic-to Huy-gô, tác phẩm Những người khốn khổ; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản này.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Truyện sử dụng ngôi kể nào?

Câu 2: Câu đầu và câu cuối phần 1 nói lên điều gì về Phăng - tin?

Câu 3: Phần 2 kể về sự việc gì?

Câu 4: Sự việc nào được kể trong phần 3?

Câu 5: Chi tiết hai đồng vàng có ý nghĩa gì với Phăng-tin?

Câu 6: Việc Phăng-tin đọc lại bức thư một lần nữa nói lên điều gì?

Câu 7: Phần 4 cho thấy điều gì về cuộc sống của Phăng-tin sau khi bán tóc, bán răng?

Câu 8: Hình dung tâm trạng của Phăng-tin sau khi đọc thư nhà Tê-nác-đi-ê.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là gì?

Câu 2: Xác định và phân tích tình huống truyện, các chi tiết nói về không gian, thời gian trong văn bản. Tình huống và những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3: Trong đoạn trích, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?

Câu 4: Đoạn trích thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể.

Câu 5: So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai tác giả này.

Câu 6: Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ?

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

  • Tác giả Vic-to Huy-gô
  • Vic-to Huy-gô là một nhà văn, nhà viết kịch, thi sĩ, nhà chính trị gia nổi tiếng người Pháp. 
  • Vic-to Huy-gô chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Phap. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau
  • Tiểu thuyết Những người khốn khổ
  • Những người khốn khổ là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo được xuất bản năm 1862.
  • Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ 19
  • Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỉ 19 kể từ thời điểm Napoleon I lên ngôi và vài thập niên sau đó.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Truyện sử dụng ngôi thứ ba 

Câu 2: Câu đầu và câu cuối phần 1 cho thấy tình cảnh khó khăn, khổ sở của Phăng-tin. 

Câu 3: Phăng-tin thương xót con bị đối xử tệ bạc, nàng đã bán đi mái tóc vàng óng ả của mình để kiếm tiền mua váy len cho con.

Câu 4: Phăng-tin bán đi hai chiếc răng hi vọng có thể cứu sống được con gái mình.

Câu 5: Chị bán răng đi có thể được hai đồng vàng và hai đồng ấy có thể cứu giúp, chữa bệnh cho con gái của mình.

Câu 6: Cho thấy sự đau khổ, tuyệt vọng của cô khi nghĩ về con gái mình.

Câu 7: Cuộc sống của Phăng-tin càng lúc càng lâm vào hoàn cảnh khốn khổ, bế tắc, túng quẫn, chị quyết định đi làm gái bán dâm.

Câu 8:Tâm trạng đau khổ, giày vò bản thân mình, bất lực không thể làm gì được, nhưng cũng không thể làm ngơ trước tình hình của đứa con.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ: Văn bản kể về sự hi sinh lớn lao của Phăng-tin đối với đứa con gái của mình.

Câu 2:

 - Tình huống truyện: Phăng-tin là một người phụ nữ bất hạnh khó khăn tìm đủ mọi cách để có tiền chữa trị cho con để rồi lâm vào hoàn cảnh éo le.

- Chi tiết về không gian: trong một căn gác xép sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng độ.

- Chi tiết về thời gian: buổi chiều, ban tối, trời chưa sáng.

- Ý nghĩa của tình huống truyện và những chi tiết đó: làm nổi bật chủ đề của câu chuyện, lột tả được tình cảm, sự hy sinh của Phăng-tin đối với Cô-dét.

Câu 3: Để có tiền mua váy len, chữa bệnh và để con có chỗ ở, cô đã phải bán tóc, bán răng và bán dâm. Những việc đó cho thấy Phăng-tin tuy bị xã hội chà đạp nhưng vẫn là tấm gương về tình mẫu tử, đức hi sinh và lòng nhân ái

Câu 4: 

- Quan tâm sâu sắc đến số phận bất hạnh, khổ đau. 

- Cải tạo xã hội bằng tình thương và công lý tha thứ.

- Lên án tố cáo xã hội tư sản vô nhân đạo, đẩy con người vào những cảnh khốn cùng.

Câu 5: 

- Giống nhau: đều thuộc tầng lớp đáy của xã hội, cuộc sống trong xã hội ấy đã đẩy những người họ đến mức đường cùng.

 - Sự khác nhau giữa Chí Phèo và Phăng-tin:

+ Chí Phèo: trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại, gặp Thị Nở và rơi vào bi kịch bị từ chối quyền làm người, dẫn đến hành động tự sát của chính mình.

+ Phăng-tin: vì hoàn cảnh xô đẩy mà bất chấp làm mọi công việc, bán tất cả mọi thứ - bán tóc, bán răng và thậm chí cô bán đi cả danh dự và nhân phẩm của mình để đi làm gái điếm.

Câu 6: Bối cảnh xã hội ngột ngạt, người dân phải sống trong luật pháp hà khắc. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 1 cánh diều, soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 85, soạn Văn 11 tập 1 CD trang 85

Bình luận

Giải bài tập những môn khác