5 phút soạn Văn 11 tập 2 cánh diều trang 69

5 phút soạn Văn 11 tập 2 cánh diều trang 69. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Đọc trước văn bản Ai đã tên cho dòng sông?, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Phần 1 miêu tả sông Hương ở đâu?

Câu 2: Nhà văn đã hình dung về sông Hương như thế nào trước khi nó chảy qua thành phố Huế?

Câu 3: Đặc điểm của sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế là gì?

Câu 4: Chú ý các chi tiết thể hiện cảm xúc, tình cảm của nhân vật “tôi”.

Câu 5: Nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi kinh thành Huế là gì?

Câu 6: Sông Hương hiện lên như thế nào quan các thời kì lịch sử?

Câu 7: Chú ý biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để khắc họa sông Hương.

Câu 8: Ở đoạn cuối này, sông Hương đã được nhìn nhận từ khía cạnh nào?

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Nhận xét về nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông? Và nêu bố cục của bài viết

Câu 2: Hãy chỉ ra đặc điềm và vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong văn bản trên theo bảng sau:

Góc nhìn

Đặc điểm

Vẻ đẹp

Địa lí

Sông Hương ở thượng nguồn

 

 

Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế

 

 

Sông Hương giữa lòng thành phố Huế

 

 

Sông Hương trước khi từ biệt thành phố Huế

 

 

Lịch sử

 

 

Thơ ca

 

 

Câu 3: Qua việc khắc hoạ hình tượng sông Hương, nhà văn thể hiện tình cảm, thái độ gì đối với quê hương, xứ sở?

Câu 4: Hãy chỉ ra và làm sáng tỏ đặc điểm tùy bút thể hiện qua văn bản này (cái “tôi” độc đáo, sự kết hợp tự sự và trữ tình, ngôn ngữ giàu chất thơ).

Câu 5: Qua văn bản, người viết gửi đến bạn đọc thông điệp gì? Hãy nêu lên giá trị văn hoá mà em hiểu được từ văn bản.

Câu 6: Văn bản đem lại cho em suy nghĩ gì trong việc nhìn nhận vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên quê hương mình? Hãy viết về một cảnh đẹp của quê hương em bằng một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng).

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: 

- Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

+ Sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê ở Quảng Trị.

+ Là một nhà văn chuyên về bút kí.

+ Phong cách nghệ thuật: Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí… Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Phần 1 miêu tả sông Hương ở thượng nguồn. 

Câu 2: Nhà văn đã hình dung về sông Hương như một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.

Câu 3: 

- Sông Hương trôi đi thực chậm, chảy lặng lờ như điệu slow. Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. 

- Sông Hương mang vẻ đẹp trữ tình, vừa trầm mặc gắn liền với lịch sử bi tráng của dân tộc.

- Trước khi vể với biển, sông Hương lưu luyến tình cảm với thành phố Huế ví như nỗi vấn vương của nàng Kiều với Kim Trọng.

Câu 4: 

- Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây… Tôi cuống quýt vỗ tay

- ...chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...

Câu 5: Dòng sông đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

Câu 6: Là chứng nhân lịch sử từ những ngày đầu dựng nước, gắn bó và sống những thế kỉ vinh quang với nhiệm vụ hiến dâng đời mình với mọi biến cố của Huế và đất nước.

Câu 7: So sánh, nhân hóa, liệt kê.

Câu 8: Khía cạnh thơ ca.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: 

- Nhan đề hướng người đọc biết về nội dung văn bản là “đi tìm nguồn gỗ của dòng sông Hương”, qua đó nhấn mạnh đến vẻ đẹp huyền thoại của dòng sông Hương.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở"): Dòng chảy của sông Hương.

+ Phần 2 (còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương.

Câu 2:

Góc nhìn

Đặc điểm

Vẻ đẹp

Địa lí

Sông Hương ở thượng nguồn

Mang vẻ đẹp hùng vĩ và rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn,mãnh liệt những ghềnh thác, lúc trở nên dịu dàng những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.

Mang vẻ đẹp hùng vĩ, nguyên sơ, lúc mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, lúc dịu dàng, đắm say.

Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế

Sông Hương vẫn còn dư vang của Trường Sơn với sắc nước xanh thẳm, mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi.

Sông Hương mang vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình.

Sông Hương giữa lòng thành phố Huế

chuyển dòng một cách liên tục, uốn mình theo những đường cong thật mềm. Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. 

Sông Hương mang vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng, vui tươi.

Sông Hương trước khi từ biệt thành phố Huế

Đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

Vẫn mang trong mình vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng.

Lịch sử

 

chứng nhân lịch sử, gắn bó với mọi biến cố của Huế

Thơ ca

 

sông Hương là cái nôi của âm nhạc cổ điển Huế

Câu 3: Nhà văn thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu mến với quê hương, xứ sở

Câu 4: Kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả và trữ tình, khắc hoạ hình tượng sông Hương và thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” 

- Cho thấy sự quan sát tinh tế và tình yêu thương của tác giả với dòng sông Hương.

- Tạo nên đặc sắc trong lối viết ký của tác giả khi viết về sông Hương ở thượng lưu: hình ảnh hùng vĩ tuyệt đẹp, liên tưởng độc đáo, lối so sánh ví von độc đáo, sáng tạo và bất ngờ.

Câu 5: Qua văn bản, người viết gửi đến bạn đọc thông điệp về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người xứ Huế và tình yêu dành cho quê hương, đất nước. Con sông Hương đã gắn chặt với dòng chảy của lịch sử đất nước, chứng kiến bao sự đổi thay, góp phần làm nên dáng hình xứ sở rất riêng Huế. 

Câu 6: 

Mảnh đất chữ S thân thương của chúng ta có biết bao phong cảnh tươi đẹp, em thích nhất là Hồ Gươm xanh xanh giữa lòng Hà Nội. Màu xanh ấy là xanh ngọc óng ánh của lá, xanh thẳm của mây trời và đặc biệt là xanh lục sóng sánh của làn nước. Mỗi khi những chị gió nhẹ lướt qua, làn nước lại lăn tăn gợn sóng. Xung quanh, những hàng cây xà cừ, sấu, si,… cổ thụ như những vệ sĩ canh giữ lòng hồ. Đêm đêm, Hồ Gươm lấp lánh ánh đèn với Tháp Bút, với đền Ngọc Sơn, với cầu Thê Húc. Ai ai cũng nô nức kéo đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp riêng biệt của hồ. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 2 cánh diều, soạn Văn 11 tập 2 cánh diều trang 69, soạn Văn 11 tập 2 CD trang 69

Bình luận

Giải bài tập những môn khác