Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 cánh diều bài 7: Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 7: Ai đã đặt tên cho dòng sông. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường 

  • Sinh: 1937 – 2023 quê quán tại tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
  • Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
  • Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là tác giả của rất nhiều tác phẩm được yêu thích:
  • Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

2. Tác phẩm

  • Xuất xứ: - Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên.
  • Bài bút kí có ba phần:
    • Phần một nói về cảnh quan thiên nhiên của sông Hương
    • Phần 2 và 3 là phương diện lịch sử và văn hóa của sông Hương
  • Đoạn trích này nằm ở phần một cộng với lời kết của tác phẩm.
  • Bố cục (Câu 1/74)
    • Phần 1 (từ đầu … "quê hương xứ sở"): hành trình của dòng sông Hương
    • Phần 2 (còn lại): sông Hương của lịch sử, thơ ca

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

  • Mang hình thức của một câu hỏi tu từ: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
  • Ý nghĩa: Dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng.
  • Lời lí giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mĩ lệ của người dân làng Thành Chung.
  • Khát vọng, niềm tự hào của con người khi muốn mang cái đẹp, tiếng thơm để gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của xứ Huế.
  • Thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.

2. Hình tượng dòng sông Hương

  • Sông Hương ở thượng nguồn: rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sông mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cùng có lúc dịu dàng, say đắm.
  • Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế: mang nhiều vẻ đẹp phong phú như thơ mộng, trữ tình.
  • Sông Hương giữa lòng thành phố Huế: chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm. Lúc này, sông Hương mang vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng, vui tươi của cô gái gặp người tình nhân mong đợi
  • Sông Hương trước khi từ biệt thành phố Huế: đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.
  • Sông Hương là chứng nhân lịch sử, gắn bó với mọi biến cố của Huế.
  • Sông Hương khi chảy vào thành phố có nét đẹp riêng:
    • Nếu ở trên, người đọc cảm nhận phần nào vẻ đẹp man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông, thì giờ đây con sông được khám phá, phát hiện ở sắc thái tâm trạng. Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại.
    • Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đến bất ngờ, lý thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông. Quả đúng như câu thơ của Thu Bồn:

Con sông dùng dằng, con sông không chảy.

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

=> Tác giả dành tình cảm yêu mến đặc biệt cho con sông này, thấu hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông.

3. Cái “tôi” trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường

  • Tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong việc khắc hoạ hình tượng sông Hương và thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” được thể hiện rõ nét qua đoạn văn tiêu biểu trong văn bản miêu tả lại vẻ đẹp của con sông Hương từ khi ở Thượng Nguồn đến khi chảy qua Huế.
    • Việc miêu tả sông Hương ở nhiều phương diện đã cho thấy sự quan sát tinh tế và tình yêu thương của tác giả với nơi đây.
    • Chất trữ tình được vận dụng rõ nét bởi sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

  • Đoạn trích là hình ảnh của dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình đầy chất thơ khi ở thượng nguồn đến khi về với thành phố Huế.. Và trong mỗi bước đi ấy, sông Hương như trưởng thành, thay đổi, lớn lên để từ một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại trở thành một bà mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở
  • Qua đoạn trích, người đọc cũng có thể cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.

2. Nghệ thuật

  • Sông Hương được tái hiện bằng một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý và văn chương của tác giả.
  • Những cảm xúc sâu lắng cùng văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa đã tạo nên sức hấp dẫn của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 11 CD bài 7 Ai đã đặt tên cho dòng sông, kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 7: Ai đã đặt tên cho dòng sông, Ôn tập văn 11 cánh diều bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Bình luận

Giải bài tập những môn khác