5 phút soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 44

5 phút soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 44. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

VĂN BẢN: TRAO DUYÊN

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Chú ý lời nói, hành động, lí lẽ của Thúy Kiều khi thuyết phục Thúy Vân.

Câu 2: Thúy Kiều để lại những kỉ vật nào trong tình yêu?

Câu 3: Thúy Kiều nghĩ về điều gì nếu chẳng may nàng “thác oan”?

Câu 4: Thúy Kiều nói với ai? Về điều gì? Tâm trạng của Kiều như thế nào? 

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Đoạn trích Trao duyên có thể chia làm mấy phần? Hãy nêu nội dung chính của mỗi phần. 

Câu 2: Thuý Kiều đã có lời nói, hành động và lí lẽ như thế nào để thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng?

Câu 3: Vì sao sau khi cậy nhờ Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, bi kịch của Thuý Kiều lại càng tăng?

Câu 4: Việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu có ý nghĩa gì?

Câu 5: Đoạn Trao duyên là lời của Thuý Kiều nói với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại.

Câu 6: Phân tích một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên (biện pháp ẩn dụ, cách dùng thành ngữ, độc thoại nội tâm,...).

Câu 7:  Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: 

- Lời nói: cậy em

- Hành động: ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

- Lí lẽ: giữa đường đứt gánh tương tư, sóng gió bất kì, hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, xót tình máu mủ thay lời nước non.

Câu 2: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền.

Câu 3: Thúy Kiều nghĩ về tình yêu dành cho Kim Trọng.

Câu 4: 

Thúy Kiều nói với chính mình.

- Nói về số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi.

- Tâm trạng: Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hường về tình yêu của mình và Kim Trọng.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: 

- Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân

- Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò

- Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm

Câu 2: 

*Lời lẽ: 

- Cậy: trông mong, giúp đỡ với sắc thái hàm ý về sự hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng

- Chịu: Nài ép, không thể không nhận.

*Hành động:

- Lạy, thưa: Là thái độ kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mình hàm ơn.

*Lí lẽ trao duyên:

- Lí lẽ trao duyên của Kiều:

+ Kiều kể về tình yêu với Kim Trọng, nguyên nhân sự tan vỡ và quyết định của mình.

+ “Giữa đường đứt gánh tương tư”, “Mối tơ thừa”, “Quạt ước, chén thề” => Thành ngữ, những điển tích diễn tả một mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim - Kiều.

Câu 3: Bởi nó đã thể hiện sự đau đớn, đầy tuyệt vọng, ta lại càng thấy được tấm lòng thủy chung một lòng hướng về Kim Trọng của nàng.

Câu 4: Ý nghĩa: Kiều giữ lại tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và chàng Kim chỉ gửi gắm mối duyên dang dở cho Thúy Vân

Câu 5: 

- Đoạn Trao duyên là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân, với chính mình và với Kim Trọng.

- Ban đầu Kiều đau đớn khi trao duyên cho em. Sau đó Kiều lúc này chỉ sống với chính mình, với người yêu của mình nên lời nàng hướng vào nội tâm, thể hiện nỗi đau đớn đến quằn quại của riêng nàng. 

Câu 6: 

Ẩn dụ: “đứt gánh tương tư”, “mối tơ thừa” ám chỉ việc tình yêu tan vỡ.

+ So sánh, ẩn dụ: “Phận sao phận bạc như vôi/ Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng” thể hiện số phận bất hạnh, tâm trạng đau khổ của Kiều.

+ Độc thoại: thể hiện ý chí quyết tâm cắt bỏ đoạn tình cảm với chàng Kim, nhưng rồi lại khổ đau tột cùng khi nghĩ đến việc phải rời xa người yêu, “Duyên này thì giữ, vật này của chung”, “Dù em nên vợ nên chồng/ Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.”

Câu 7:  

Đoạn trích “Trao duyên” là một đoạn trích đặc sắc trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du khắc họa thành công nhân vật Thúy Kiều. Kiều là một cô gái thông minh, sắc sảo. Trong lời nói của mình, Kiều dùng chữ “cậy”, chữ “chịu lời” và cho đến hành động “lạy” và “thưa” trái trật tự thông thường, Thúy Kiều đang muốn nhờ em mình nối duyên thay mình và Kiều chính là người mang ơn Thúy Vân, với hành động đó của Kiều Thúy Vân sẽ khó lòng có thể từ chối. Nàng Kiều còn là hiếu thảo với cha mẹ, thủy chung với người mình yêu. Trước tai họa của gia đình, Kiều đứng trước sự lựa chọn giữa hiếu và tình, Kiều hi sinh tình yêu của mình những mong gia đình được êm ấm, chọn bán mình để chuộc cha và em. Mọi sự đã xong, Kiều luôn nhớ đến những "quạt ước, chén thờ" - những lời hò hẹn, thề nguyền của cả hai. Khi gia đình gặp tai biến, nàng không có sự lựa chọn nào khác thì vẫn nhờ em thay mình nối duyên với Kim Trọng. Bên cạnh đó, Kiều còn là người có tấm lòng hy sinh cao cả. Sau tất cả, nàng vẫn nhận lỗi về mình, vẫn mong được tạ lỗi với chàng Kim. Hình ảnh nàng Kiều là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam bao đời thật đáng quý và đáng trân trọng.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 1 cánh diều, soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 44, soạn Văn 11 tập 1 CD trang 44

Bình luận

Giải bài tập những môn khác