5 phút soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 13

5 phút soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 13. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. THƠ VÀ TRUYỆN THƠ. VĂN BẢN: SÓNG

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Chú ý các từ trạng thái trái ngược của sóng và nguyên nhân sóng từ sông ra bể.

Câu 2: Hình tượng "sóng" gợi lên những suy nghĩ gì về tình yêu?

Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ điệp (điệp từ ngữ và điệp cú pháp) trong bài thơ là gì?

Câu 4: Chú ý khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Em có nhận xét gì về nhịp điệu, âm điệu của bài thơ? Nhịp điệu, âm điệu đó được gợi lên từ những yếu tố nào?

Câu 2: Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợi tả với những biểu hiện khác nhau. Hãy chỉ ra những biểu hiện đó.

Câu 3: Giữa tâm trạng người phụ nữ đang yêu và những trạng thái của sóng có sự tương đồng. Hãy phân tích sự tương đồng đó và nhận xét về mối quan hệ giữa hình tượng “sóng” và hình tượng “em” trong bài thơ.

Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ trong bài thơ.

Câu 5: Nêu cảm nhận của em về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hai khổ cuối

Câu 6: Người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và khác mới so với người phụ nữ trong ca dao và văn học trung đại mà em được biết?

Câu 7: Trong văn học có nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó, đồng thời so sánh với bài Sóng để thấy được những sáng tạo đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: 

- Các trạng thái trái ngược của sóng: Ồn ào - lặng lẽ, dữ dội - dịu êm.

- Nguyên nhân sóng từ sông ra bể: khát vọng muốn vươn xa, thoát khỏi những gì chật chội, nhỏ hẹp và tầm thường.

Câu 2: Hình tượng “sóng” thể hiện mong muốn tìm được cội nguồn của tình yêu, lý giải được tình yêu, khát khao hiểu được tình yêu, hiểu được bản thân mình và hiểu được người mình yêu.

Câu 3:

- Nhấn mạnh nỗi lòng người con gái khi yêu với đủ cung bậc, với đủ những xốn xang trong lòng. 

- Thể hiện nỗi niềm trắc trở, nỗi nhớ tha thiết của người con gái khi yêu.

- Tạo nhịp điệu, giọng điệu.

Câu 4: Muốn được hòa mình vào cuộc đời, được sống trong “biển lớn tình yêu” với một tình yêu trường cửu, bất diệt với thời gian.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ xao xuyến, rộn ràng. 

- Những câu thơ năm chữ ngắn gọn

- Nhịp thơ lúc nhịp nhàng, lúc dồn dập

- Vần thơ: đa dạng, linh hoạt bằng các vần chân, vần cách.

Câu 2:

- Sóng mang ý nghĩa thực: con sóng với những thái cực khác nhau, khi “dữ dội” – “dịu êm”, khi “ồn ào” – “lặng lẽ”. 

- Sóng mang ý nghĩa biểu tượng cho nhân vật trữ tình “em”, biểu đạt một tình yêu đầy sôi nổi, chân thành với muôn vàn cung bậc cảm xúc khác nhau.

Câu 3:

+ Sóng nhớ bờ – em nhớ anh: Nỗi nhớ da diết cả đêm lẫn ngày, cả lúc tỉnh táo nhận thức đến khi chìm vào trong mơ thì nỗi nhớ vẫn len lỏi và tồn tại khôn nguôi.

+ Dữ dội – dịu êm – ồn ào – lặng lẽ: Có đầy đủ hết thảy những cung bậc cảm xúc trong tình yêu có thể bắt gặp ở bất cứ cô gái đang yêu nào. Có lúc giận hờn, ghen tuông, lúc vui vẻ, hạnh phúc, lúc trầm ngâm, yên lặng.

+ Nguồn gốc của sóng vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ, giống như tình yêu của nhân vật trữ tình “em” cũng thế, chỉ biết yêu là yêu.

+ Con sóng cũng muốn vươn mình ra biển lớn để khám phá thế giới bao la của biển khơi thì người con gái khi yêu cũng muốn mình sẽ chinh phục tình yêu trên cuộc hành trình không giới hạn.

+ Sóng luôn vận động không ngừng như tình yêu luôn biến chuyển, luôn trường tồn, hướng đến sự thủy chung, vững bền, dài lâu.

+ Sóng còn là hiện thân của một hiện tượng tự nhiên vĩnh cửu giống như khát vọng tình yêu muôn đời mãnh liệt luôn muốn dành cả cuộc đời của mình để tìm và sống với tình yêu đích thực.

=> Hình tượng “sóng” và “em” sánh vai cùng nhau xuyên suốt bài thơ, bổ sung cho nhau tạo nên ý thơ trọn vẹn nhất.

Câu 4: 

- Biện pháp đối lập, nhân hóa (khổ 1): “Dữ dội và dịu êm…Sóng tìm ra tận bể”. → mượn hình ảnh sóng để nói lên tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu

- Biện pháp điệp cấu trúc “con sóng” (khổ 5) → gợi tả những đợt sóng gối lên nhau, giọng điệu da diết.

- Biện pháp tu từ ẩn dụ “ngực trẻ” (hai câu thơ cuối) → nhịp sóng muôn đời cồn cào trào dâng mãnh liệt khiến cho biển muôn đời trẻ trung. Tình yêu cũng thế, nó đem đến sự trẻ trung, mạnh mẽ, nhiệt huyết của tuổi thanh xuân cho con người.

Câu 5:

Tâm hồn của người phu nữ đang yêu khao khát yêu thương mãnh liệt, sôi nổi, rộn ràng, nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu và muốn chinh phục mọi giới hạn đặt ra để có tình yêu đích thực. Người phụ nữ luôn trân trọng và thủy chung với tình yêu của mình, rấtchủ động, táo bạo và quyết liệt trong tình yêu nhưng cũng vô cùng nữ tính, dịu dàng.

Câu 6: 

- Điểm tương đồng: đều thể hiện tình yêu mang nét đẹp truyền thống

- Điểm mới: người phụ nữ trong bài thơ Sóng thể hiện cái tôi trong tình yêu đầy mới mẻ, mạnh mẽ và hiện đại.

Câu 7:

+ Bài thơ “Biển” – Xuân Diệu

… Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ, thật êm

Hôn êm đềm mãi mãi

+ Bài thơ Biển nhớ - Minh Lý

Em một mình trên biển

Khung trời của riêng anh

Tình em như con sóng

Cuồn cuộn mỗi chiều hè.

                […]

Về biển khơi anh nhé

Tình nồng bên biển xanh

Con sóng hiền vỗ mãi

Em vẫn hoài chờ anh.

- Đặc sắc của hình ảnh sóng trong thơ Xuân Quỳnh là tâm trạng của người con gái đang yêu; hồn thơ của Xuân Quỳnh luôn tự bộc lộ những khát vọng, những say đắm rạo rực, những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 1 cánh diều, soạn Văn 11 tập 1 cánh diều trang 13, soạn Văn 11 tập 1 CD trang 13

Bình luận

Giải bài tập những môn khác