Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 cánh diều bài 1 Sóng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài 1 Sóng - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1 : Xuân Quỳnh quê ở:

  • A. La Khê, thành phố Hà Đông
  • B. Thanh Xuân, Hà Nội
  • C. Đông Vệ, Thanh Hóa
  • D. Quỳnh Lưu, Nghệ An

Câu 2 : Xuân Quỳnh sinh ra trong một gia đình như thế nào?

  • A. Gia đình quan lại sa sút
  • B. Gia đình công giáo
  • C. Gia đình công chức
  • D. Gia đình nghèo

Câu 3: Chọn đáp án đúng:

  • A. Xuân Quỳnh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội
  • B. Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội
  • C. Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà ngoại
  • D. Vì cha mẹ đi công tác xa nên thuở nhỏ Xuân Quỳnh sống với bà nội

Câu 4 : Nội dung sau về Xuân Quỳnh đúng hay sai?

“Cuộc đời Xuân Quỳnh đầy bất hạnh, luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử”

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 5 : Tác phẩm nào dưới đây không phải thơ của Xuân Quỳnh:

  • A. Hoa dọc chiến hào
  • B. Gió Lào cát trắng
  • C. Bầu trời vuông
  • D. Hoa cỏ may
  • E. Tự hát

Câu 6: Chọn đáp án đúng:

  • A. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường
  • B. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp của họ
  • C. Thơ Xuân Quỳnh có phong cách độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, sáng tạo.
  • D. Đáp án A và B

Câu 7: Bài thơ “Sóng” được in trong tập thơ nào dưới đây?

  • A. Hoa dọc chiến hào
  • B. Gió Lào cát trắng
  • C. Hoa cỏ may
  • D. Tự hát

Câu 8: Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A. Trong một lần về thăm vùng biển ở quê
  • B. Trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền
  • C. Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền
  • D. Viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy đau thương

Câu 9: Thể thơ của bài thơ “Sóng”:

  • A. Thơ năm chữ
  • B. Thơ sáu chữ
  • C. Thơ bảy chữ
  • D. Thơ tự do

Câu 10: Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác ở vùng biển Điền Điền năm bao nhiêu?

  • A. 1964
  • B. 1965
  • C. 1966
  • D. 1967

Câu 11: Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:

A. “Dữ dội và dịu êm

......

Bồi hồi trong ngực trẻ”

B. “Trước muôn trùng sóng bể

.....

Khi nào ta yêu nhau”

C. “Con sóng dưới lòng sâu

.......

Dù muôn vàn cách trở”

D. “Cuộc đời tuy dài thế

........

Để ngàn năm còn vỗ”

1. Những suy tư về cuộc đời và khát vọng tình yêu

2. Sóng – Khát vọng tình yêu của người con gái

3. Ngọn nguồn của sóng – Truy tìm sự bí ẩn của tình yêu

4. Sóng – Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu

  • A. Phần 1 (khổ 1 và 2): Sóng – Khát vọng tình yêu của người con gái
  • B. Phần 2 (khổ 3 và 4): Ngọn nguồn của sóng – Truy tìm sự bí ẩn của tình yêu
  • C. Phần 3 (khổ 5,6,7): Sóng – Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu
  • D. Phần 4( khổ 8,9): Những suy tư về cuộc đời và khát vọng tình yêu
  • E. Tất cả đều đúng

 

Câu 12 : Qua bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa:

  • A.“Anh” và “em”
  • B. “Sóng” và “anh”
  • C. “Sóng” và “em”
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Giá trị nội dung bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh:

  • A. Diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người
  • B. Sự phẫn uất, đau buồn trước tình duyên lận đận, gắng gượng vươn lên để kiếm tìm đích đến của tình yêu
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 14: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ “Sóng”?

  • A. Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp
  • B. Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng
  • C. Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng
  • D. Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế

Câu 15: “Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của:

  • A. Sóng
  • B. Người con gái trong tình yêu
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 16: Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ đầu bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh?

  • A. Nghệ thuật đối lập
  • B. So sánh
  • C. Nhân hóa
  • D. Hoán dụ

Câu 17: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Sông không hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể”

  • A. So sánh
  • B. Hoán dụ
  • C. Ẩn dụ, Nhân hóa
  • D. Nghệ thuật đối lập

Câu 18: Trong khổ thơ thứ 3 và khổ thơ thứ 4, hình tượng sóng diễn tả điều gì?

  • A. Bản chất của tình yêu: Sự bí ẩn không thể lí giải
  • B. Cội nguồn của sóng, gió
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 19: Nội dung sau đây đúng hay sai?

“Trong khổ thơ thứ tư, nhà thơ Xuân Quỳnh đã lí giải được cội nguồn của tình yêu”.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 20: Trong khổ thơ thứ 5, hình tượng sóng diễn tả điều gì?

  • A. Nỗi nhớ
  • B. Tình yêu
  • C. Niềm hạnh phúc
  • D. Niềm mong chờ
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác