Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 cánh diều cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở thuộc thể loại?

  • A. Văn bản nghị luận
  • B. Văn bản thông tin
  • C. Văn bản truyện
  • D. Văn bản thuyết minh

Câu 2: Kĩ sư người Nga trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở đã nhận xét về công nhân Việt Nam thế nào?

  • A. Làm được việc nhưng ý thức kỉ luật chưa cao đặc biệt an toàn lao động kém
  • B. Ý thức tốt chấp hành kỉ luật tốt, làm việc hiệu quả
  • C. Ý thức kỉ luật kém nhưng làm việc hiệu quả
  • D. Ý thức kỉ luật kém, làm việc không hiệu quả

Câu 3: Đặc điểm nào không phải phong cách nghệ thuật của Nam Cao?

  • A. Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao.
  • B.  là nhà văn có giọng điệu buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương,..
  • C. Kết cấu truyện phóng túng, mang màu sắc chủ quan
  • Nam Cao luôn quan tâm đến thế giới tinh thần của con người, trong đó có vấn đề nhân phẩm.

Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất về nghĩa của từ “đẫy đà”:

  • A. To béo mập mạp
  • B. Gầy ốm
  • C. Phúc hậu
  • D. Sắc sảo

Câu 5: Nhan đề được nhà xuất bản đổi  cho tác phẩm "Chí Phèo" khi in sách lần đầu là

  • A. Đôi lứa xứng đôi
  • B. Cái lò gạch cũ
  • C. Làm Vũ Đại ngày ấy
  • D. Chí Phèo - Thị Nở

Câu 6: Cách giải thích nào chỉ ra được nguyên nhân sâu xa cái chết bi thảm của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao?

  • A. Vì hiểu rõ tình trạng, bế tắc, tuyệt vọng của mình.
  • B. Vì hận đời, hận mình.
  • C. Vì hận cô cháu thị Nở từ chối mình.
  • D. Vì hận Bá Kiến, liều mạng trả thù.

Câu 7: Bá Kiến không dùng cách nào để biến Chí Phèo (Chí Phèo, Nam Cao) thành "chỗ đầy tớ tay chân" trung thành của hắn?

  • A. Xử nhũn với Chí Phèo.
  • B. Biến Chí Phèo thành con nghiện.
  • C. Khiêu khích và vuốt ve lòng tự ái của Chí Phèo.
  • D. Cho Chí Phèo nhà ở và tiền để sinh sống.

Câu 8: Theo nhận định của tác giả văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở, tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam so với thế giới thế nào?

  • A. Cao nhất thế giới
  • B. Cao nhất khu vực
  • C. Ở mức trung bình so với thế giới
  • D. Thấp nhất thế giới

Câu 9: Nguyên nhân nào đã đẩy Chí Phèo từ một thanh niên hiền lành, lương thiện phải vào tù?

  • A. Vì đánh bạc.
  • B. Vì ăn trộm đồ nhà Bá Kiến.
  • C. Vì giết người trong làng.
  • D. Vì bị Lí Kiến ghen tuông

Câu 10: Theo văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở, số vụ tai nạn theo ước tính từ năm 1990 – 2005 ở Việt Nam là:

  • A. 277 827 vụ
  • B. 277 829 vụ 
  • C. 279 847 vụ
  • D. 276 873 vụ

Câu 11: Sau khi đi ở tù về, Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao trở thành con người như thế nào?

  • A. Chán đời, không muốn sống.
  • B. Làm ăn lương thiện để kiếm sống.
  • C. Trở thành kẻ lưu manh, côn đồ.
  • D. Hiền lành, nhẫn nhục và nhút nhát.

Câu 12: Theo văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở, riêng năm 2005 cả nước ghi nhận bao nhiêu trường hợp tử vong vì tai nạn giao thông?

  • A. 12 048 người
  • B. 10 943 người
  • C. 296 592 người
  • D. 239 803 người

Câu 13: Bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo trong tác phẩm  bắt đầu từ khi nào?

  • A. Từ lúc đánh nhau với Lí Cường.
  • B. Từ lúc tỉnh rượu.
  • C. Từ lúc lọt lòng.
  • D. Từ lúc mới ra tù.

Câu 14: Khi ý thức được hiện tại và dự cảm về tương lai, Chí Phèo sợ điều gì?

  • A. Nghèo khổ
  • B. Cô độc
  • C. Ốm đau
  • D. Tuổi già

Câu 15: Trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở, bố cục của văn bản có thể chia thành mấy phần?

  • A. Tình hình an ninh kém
  • B. Do đùa quá trớn
  • C. Ý thức pháp luật của công dân
  • D. Do nhầm lẫn

Câu 16: Dòng nào sau đây khái khát đúng nhất về ý nghĩa đặc biệt của bát cháo hành mà thị Nở mang cho Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?

  • A. Vật đầu tiên Chí Phèo được cho, không do cướp giật mà có.
  • B. Vật biểu trưng cho hương vị ngọt ngào của hạnh phúc, tình yêu.
  • C. Vật biểu trưng cho tình người thơm thảo trong xã hội cũ.
  • D. Vật biểu trưng cho niềm khát khao hạnh phúc của Chí Phèo.

Câu 17: Trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở, vì sao vị giáo sư Pháp lại sửng sốt khi nhìn thấy biển lớn “Sống và làm việc phải theo pháp luật”?

  • A. Vì nó quá lố bịch
  • B. Vì quan niệm của nước ông ấy hoàn toàn khác
  • C. Vì với vị khách sống và làm việc theo pháp luật cũng giống với sống và làm việc thì phải thở
  • D. Vì nó không đúng với suy nghĩ của vị khách

Câu 18: Theo tác giả văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở: “Để tiến đến văn minh thì phải ….?”

  • A. Có kinh tế vững mạnh
  • B. Có văn hóa
  • C. Thượng tôn pháp luật
  • D. Có tri thức

Câu 19: Trong các mối quan hệ sau, đâu là mối quan hệ có tác động gián tiếp nhưng sâu xa đến việc mở ra bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao?

  • A. Chí Phèo - Thị Nở.
  • B. Chí Phèo - Tự Lãng.
  • C. Chí Phèo - Bá Kiến.
  • D. Chí Phèo - Năm Thọ, Binh Chức.

Câu 20: Đâu là dòng nói đúng nhất về sự khác biệt của tùy bút và tản văn?

  • A. Tản văn có đề tài nhỏ hẹp hơn so với tùy bút
  • B. Tản văn có đề tài rộng lớn và bao quát hơn so với tùy bút
  • C. Tản văn lấy hiệu quả từ tình tiết, nhân vật để khắc họa sự biết
  • D. Tản văn yêu cầu tình cảm mãnh liệt như thơ, cái nhìn xuất phát từ chính tác giả

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác