Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Câu 1: Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” có đoạn: “Trong đề lao ngày đêm cửa tù đợi phút cuối cùng, đúng như lời thơ xưa, vẫn đằng đẵng như nghìn năm ở ngoài”. “Lời thơ xưa” ở đây là câu nào dưới đây?

  • A. Sầu đong càng lắc càng đầy; Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.
  • B. Nhất nhật bất kiến như tam thu
  • C. Thân thể tại ngục trung; Tinh thần tại ngục ngoại
  • D. Nhất nhật tại tù; Thiên thu tại ngoại.

Câu 2: Dòng nào sau đây là nhận định không chính xác về khía cạnh nghệ thuật trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?

  • A. Phong cách nghệ thuật tài hoa - uyên bác.
  • B. Nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
  • C. Tô đậm mâu thuẫn trong đời sống tâm hồn của viên quản ngục.
  • D. Tô đậm cái phi thường, xuất chúng, gây cảm giác mãnh liệt (qua đoạn văn cho chữ trong nhà giam: “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”).

Câu 3: Ban đầu, tác phẩm Chữ người tử tù có tên là:

  • A. Dòng chữ cuối cùng
  • B. Dòng chữ cuối
  • C. Người tử tù
  • D. Đêm cuối

Câu 4: Trong nói và viết, cần tránh hiện tượng nào?

  • A. Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết.
  • B. Ngôn ngữ viết được trình bày lại bằng lời nói.
  • C. Dùng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đúng lúc, đúng chỗ.
  • D. Dùng những yếu tố đặc thù của ngôn ngữ viết khi nói.

Câu 5: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” cỏ đoạn: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lọc lừa...” nhưng có “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn xô bồ”. Âm thanh đó là gì?

  1. A. Tiếng côn trùng giữa đêm khuya tê tái, thê lương.
  2. B. Tiếng chửi mắng của viên quản ngục đối với tù nhân.
  3. C. Tiếng khóc sợ hãi của những tử tù sắp ra pháp trường.
  4. D. Tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục.

Câu 6: Chữ người tử tù được trích trong tập truyện nào dưới đây?

  • A. Một chuyến đi
  • B. Vang bóng một thời
  • C. Tao đàn
  • D. Đường vui

Câu 7: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trích từ tập nào sau đây?

  • A. Vang bóng một thời        
  • B. Một chuyến đi
  • C. Chiếc lư đồng mắt cua      
  • D. Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi.

Câu 8: Ngôn ngữ nói được hiểu như thế nào?

  • A. Ngôn ngữ đa dạng về ngữ điệu.
  • B. Ngôn ngữ nói sử dụng nhiều lớp từ, kiểu câu đa dạng.
  • C. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ tinh luyện và trau chuốt.
  • D. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh.

Câu 9: Dòng nào sau đây không phải là nhận định về nhân vật viên quản ngục?

  • A. Là người có nhân cách, có lương tâm, nhưng trong một thời đại nhiễu nhương, phải đành lòng phục vụ cho một triều đại suy thoái.
  • B. Tư thế, suy nghĩ, cách ứng xử, hành động của ông là vẻ đẹp của một nhân cách hiên ngang, bất khuất tỏa sáng giữa đêm tối của một xã hội tù ngục vô nhân đạo.
  • C. Tiêu biểu cho những người tuy không sáng tạo được cái đẹp nhưng biết trân trọng, thực lòng yêu cái đẹp của tài hoa.
  • D. “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và biết giá người, biết trọng người ngay (...) là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn xô bổ”.

Câu 10: Dòng nào sau đây không thuộc giá trị nội dung truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?

  • A. Ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa bất tử.
  • B. Nhân vật có sức hút mãnh liệt về khí tiết, nhân cách sống.
  • C. Ca ngợi cái đẹp toả ra từ “thiên lương” con người.
  • D. Lối kể chuyện vừa cổ kính vừa hiện đại, tả cảnh tạo tình huống và xây dựng tính cách độc đáo.

Câu 11: Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng. Ý kiến trên đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 12: Ngôn ngữ nói không được sử dụng tiếng lóng, giản lược, đúng hay sai?

  • A. Sai
  • B. Đúng

Câu 13: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?

  • A. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
  • B. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
  • C. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
  • D. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.

Câu 14: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào mang đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ viết?

  • A. Bài báo ghi lại cuộc tọa đàm.
  • B. Biên bản ghi lại những lời phát biểu trong cuộc họp.
  • C. Lời thuyết trình theo một văn bản chuẩn bị trước.
  • D. Đoạn đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm văn học.

Câu 15: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về phương tiện vật chất là gì?

  • A. Có sự phối hợp giữa âm thanh với các phương tiện phi ngôn ngữ.
  • B. Có sự xuất hiện trực tiếp của người nghe.
  • C. Ngôn ngữ tự nhiên, ít trau chuốt.
  • D. Sử dụng các yếu tố dư, thừa, lặp,...

Câu 16: Nhận xét nào sau đây không phải nói về đặc điểm diễn đạt của đoạn văn trên?

  • A. Từ ngữ tự nhiên
  • B. Từ ngữ chọn lọc
  • C. Từ ngữ có tính khẩu ngữ
  • D. Dùng hình thức tỉnh lược

Câu 17: Ngôn ngữ viết được sự hỗ trợ của yếu tố nào?

  • A. Nét mặt
  • B. Cử chỉ
  • C. Dấu câu
  • D. Điệu bộ

Câu 18: Nhân vật Huấn Cao được hư cấu từ nguyên mẫu nào sau đây?

  • A. Phan Bá Vành       
  • B. Phan Huy Chú  
  • C. Cao Bá Quát
  • D. Đề Thám

Câu 19: Dòng nào nêu nhận xét đúng nhất về các câu văn vần trong truyện Tấm Cám ?

  • A. Là văn bản (ngôn ngữ) nói.
  • B. Là văn bản (ngôn ngữ) viết.
  • C. Là văn bản (ngôn ngữ) nói được ghi lại bằng chữ viết.
  • D. Là văn bản (ngôn ngữ) viết được trình bày bằng hình thức nói.

Câu 20: “Cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy” trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là cảnh tượng nào sau đây?

  • A. Rồi một hôm, quản ngục mở khoá cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn...
  • B. Một buổi chiều lạnh, viên quản ngục tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc công văn...
  • C. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực.
  • D. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Trắc nghiệm Ngữ văn 11 sách cánh diều, Trắc nghiệm Ngữ văn 11 cánh diều cuối học kì, Trắc nghiệm Ngữ văn 11 CD bài cuối kì

Bình luận

Giải bài tập những môn khác