Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 cánh diều cuối học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 cuối học kì 1 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thể thơ của bài thơ “Sóng”:

  • A. Thơ năm chữ
  • B. Thơ sáu chữ
  • C. Thơ bảy chữ
  • D. Thơ tự do

Câu 2: Hành động "trao duyên" trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du thể hiện rõ nhất phẩm chất nào ở nhân vật Thúy Kiều?

  • A. Tấm lòng hiếu thảo.
  • B. Sự sâu sắc.
  • C. Lòng vị tha.
  • D. Sự bao dung.

Câu 3: Câu thơ "Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em" (trích Trao duyên của Nguyễn Du) diễn tả tâm trạng gì của Thúy Kiều khi trao duyên cho em?

  • A. Kiều xót xa khi mối duyên nàng trao cho em không trọn vẹn.
  • B. Nàng hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của Thúy Vân nên không muốn ép uổng em.
  • C. Kiều cay đắng khi nghĩ đến việc phải trao tình yêu đầu trong sáng và sâu sắc cho em.
  • D. Kiều lo lắng cho tương lai của em và Kim Trọng sau buổi trao duyên này.

Câu 4: Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A. Trong một lần về thăm vùng biển ở quê
  • B. Trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền
  • C. Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền
  • D. Viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy đau thương

Câu 5: Thành công quan trọng và đặc sắc nhất về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích này là gì ?

  • A. Miêu tả tâm lí nhân vật
  • B. Lựa chọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
  • C. Dựng đối thoại, độc thoại
  • D. Tạo tình huống đầy mâu thuẫn

Câu 6: Xuân Quỳnh quê ở:

  • A. La Khê, thành phố Hà Đông
  • B. Thanh Xuân, Hà Nội
  • C. Đông Vệ, Thanh Hóa
  • D. Quỳnh Lưu, Nghệ An

Câu 7: Khi trao duyên, việc Kiều dùng nhiều từ ngữ nhắc đến cái chết có ý nghĩa gì?

  • A. Kiều dự cảm nàng về cuộc đời phía trước, sự tuyệt vọng đau khổ đến cùng cực.
  • B. Kiều nói thế để ép Vân phải nhận lời.
  • C. Kiều muốn làm cho sự việc thêm nghiêm trọng.
  • D. Kiều đang trong tâm trạng rối bời

Câu 8: Bài thơ “Sóng” được in trong tập thơ nào dưới đây?

  • A. Hoa dọc chiến hào
  • B. Gió Lào cát trắng
  • C. Hoa cỏ may
  • D. Tự hát

Câu 9: Thành công quan trọng và đặc sắc nhất về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích này là gì ?

  • A. Miêu tả tâm lí nhân vật
  • B. Lựa chọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh
  • C. Dựng đối thoại, độc thoại
  • D. Tạo tình huống đầy mâu thuẫn

Câu 10: Xuân Quỳnh sinh ra trong một gia đình như thế nào?

  • A. Gia đình quan lại sa sút
  • B. Gia đình công giáo
  • C. Gia đình công chức
  • D. Gia đình nghèo

Câu 11: Đoạn trích Trao duyên thể hiện tài năng nghệ thuật xuất sắc của Nguyễn Du ở đâu?

  • A. Việc tạo tình huống.
  • B. Việc vận dụng các thành ngữ.
  • C. Việc miêu tả nội tâm nhân vật.
  • D. Việc xây dựng đối thoại.

Câu 12: Chọn từ thưa (không dùng từ nói) trong câu Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa, Nguyễn Du đã nói được một điều tinh tế trong đoạn mở lời “trao duyên” của Thúy Kiều, vì?

  • A. Thưa hàm ý nói năng với tất cả sự cung kính, tôn trọng, biết ơn.
  • B. Thưa đồng nghĩa với nói nhưng có sắc thái lễ độ, từ tốn hơn
  • C. Thưa có nghĩa là “thưa thốt”, thể hiện một thái độ khiêm tốn, nhún nhường, lễ phép.
  • D. Thưa có tác dụng nhấn mạnh tầm quan trọng của câu chuyện hơn nói.

Câu 13: Việc trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân diễn ra khi nào?

  • A. Trước khi Kiều thu xếp việc bán mình.
  • B. Sau khi Kiều đã thu xếp việc bán mình.
  • C. Trước khi Kiều từ biệt gia đình theo Mã Giám Sinh.
  • D. Khi nghe được tin gia đình gặp biến cố.

Câu 14: Hành động “trao duyên” trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du thể hiện rõ nhất phẩm chất nào ở nhân vật Thúy Kiều?

  • A. Tấm lòng hiếu thảo
  • B. Sự sâu sắc
  • C. Lòng vị tha
  • D. Sự bao dung

Câu 15: Tác phẩm nào dưới đây không phải thơ của Xuân Quỳnh:

  • A. Hoa dọc chiến hào
  • B. Gió Lào cát trắng
  • C. Bầu trời vuông
  • D. Hoa cỏ may
  • E. Tự hát

Câu 16: Xác định cấu trúc của cặp câu:

"Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập

Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."

  • A. P (thành phần phụ tình thái) + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)
  • B. Danh từ + định tố
  • C. Trạng ngữ chỉ thời gian + C(chủ ngữ) + V1(vị ngữ 1) + V2(vị ngữ 2)
  • D. C + V + Phụ ngữ chỉ đối tượng + Trạng ngữ

Câu 17: Việc trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân diễn ra khi nào?

  • A. Trước khi Kiều thu xếp việc bán mình.
  • B. Sau khi Kiều đã thu xếp việc bán mình.
  • C. Trước khi Kiều từ biệt gia đình theo Mã Giám Sinh.
  • D. Khi nghe được tin gia đình gặp biến cố

Câu 18: Trong tục ngữ, lặp cú pháp là cơ sở của:

  • A. Phép đối
  • B. Phép liên tưởng
  • C. Phép nối
  • D. Phép thế

Câu 19: Chọn đáp án đúng:

  • A. Xuân Quỳnh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội
  • B. Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội
  • C. Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà ngoại
  • D. Vì cha mẹ đi công tác xa nên thuở nhỏ Xuân Quỳnh sống với bà nội

Câu 20: Nội dung sau về Xuân Quỳnh đúng hay sai?

“Cuộc đời Xuân Quỳnh đầy bất hạnh, luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử”

  • A. Đúng
  • B. Sai

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác