Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 cánh diều giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chi tiết cỏ và cây hoa mao lương vàng có thể ăn được cho ta thấy điều gì về ông Quơn-cơ?

  • A. giới thiệu những chất liệu ngon nhất để làm ra socola
  • B. vừa có thể khẳng định những thứ được làm ra trong kẹo đều là những đồ tốt, ngon và sạch
  • C. vừa tạo thích thú cho những đứa trẻ.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2:  “Năm 1947, Nguyễn Khải gia nhập tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào làm bộ đội, làm y tá rồi viết văn”.

Nội dung trên đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 3: Câu thơ nào không phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong sáng tác văn học?

  • A. Lom khom dưới núi tiều vài chú
  • Lác đác bên sông chợ mấy nhà
  • B. Bạc phơ mái tóc người Cha
  • Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người
  • C. Sông được lúc dềnh dàng
  •    Chim bắt đầu vội vã
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 4: Tác phẩm nào dưới đây không phải của tác giả Nguyễn Khải?

  • A. Xung đột
  • B. Mùa lạc
  • C. Thời gian của người
  • D. Con nai đen

Câu 5: Câu sau sai ở đâu: “Phở, một món nổi tiếng của người Việt”

  • A. Thiếu chủ ngữ
  • B. Thiếu vị ngữ
  • C. Thiếu vế câu
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 6: Cho câu: “Năm 1945, với sự thành công của Cách mạng Tháng Tám đã được đổi thành tên cầu Long Biên”, câu này mắc lỗi gì?

  • A. Sai về nghĩa
  • B. Thiếu chủ ngữ
  • C. Thiếu vị ngữ
  • D. Thiếu cả chủ và vị

Câu 7: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “Rất thú vị truyện ngắn sử dụng các yếu tố kì ảo, lạ lùng”

  • A. Lỗi sai trật tự sắp xếp thành phần trong câu
  • B. Lỗi thiếu vị ngữ
  • C. Lỗi thiếu chủ ngữ
  • D. Lỗi thiếu vế câu

Câu 8: Nguyễn Khải được tặng giải khuyến khích về văn xuôi trong cuộc thi về văn nghệ 1951 – 1952 với tác phẩm nào?

  • A. Xung đột
  • B. Xây dựng
  • C. Một chặng đường
  • D. Tầm nhìn xa

Câu 9: Câu “Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy khả năng sáng tạo tài tình của tác giả” mắc lỗi gì?

  • A. Thiếu chủ ngữ
  • B. Thiếu vị ngữ
  • C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
  • D. Thiếu trạng ngữ

Câu 10: Tác phẩm Một người Hà Nội thuộc thể loại:

  • A. Kịch
  • B. Truyện ngắn
  • C. Truyện vừa
  • D. Tiểu thuyết

Câu 11: Nội dung sau về truyện ngắn Một người Hà Nội đúng hay sai?

“Một người Hà Nội phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước”.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 12: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong hai câu thơ sau:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

  • A. Sử dụng hình thức đảo ngữ
  • B. Tạo ra sự kết hợp trái logic để lạ hóa đối tượng
  • C. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ
  • D. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu

Câu 13: Theo em lí do vì sao cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang lại  gây ấn tượng mạnh cho người đọc?

  • A. Là một sự kết hợp trái logic khi không lấy từ đo độ cao mà lấy từ đo độ sâu để diễn tả sự rợn ngợp của con người trước không gian
  • B. Vì sử dụng từ lấy chót vót để diễn tả độ sâu thăm thẳm
  • C. Sử dụng đảo ngữ
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 14: Câu nào trong các câu dưới đây thiếu vị ngữ?

  • A. Những cánh hoa mai trên đồi.
  • B. Nắng chiếu làm bó hoa thêm rực rỡ
  • C. Mặt trời chẳng của riêng ai.
  • D. Mùa xuân, các loài hoa thi nhau đua nở.

Câu 15: Truyện ngắn Một người Hà Nội được in trong tập truyện nào của Nguyễn Khải?

  • A. Một người Hà Nội
  • B. Một thời gió bụi
  • C. Hà Nội trong mắt tôi
  • D. Sống ở đời

Câu 16: Đáp án nào không phải là giá trị nội dung của tác phẩm Một người Hà Nội ?

  • A. Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội
  • B. Gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị văn hóa cho hôm nay và mai sau
  • C. Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể trầm tích của văn hóa xứ sở
  • D. Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng

Câu 17: Dấu hai chấm trong câu “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”  có tác dụng gì?

  • A. Thể hiện quan hệ nhân quả bóng chiều nắng phủ lên cánh chim khiến nó nghiêng lệch đi. Từ đó cho thấy bóng chiều sa xuống đổ ụp xuống mặt đất
  • B. Thể hiện quan hệ giải thích: cánh chiêm phải lệch đi vì ánh chiều đang sa xuống đè nặng lên đôi vai của nó.
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 18: Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ sau có vai trò gì?

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”

  • A. Diễn tả âm thanh cuộc sống huyên náo và nhộn nhịp
  • B. Diễn tả âm thanh nhỏ, chập chờn lúc rõ lúc không
  • C. Diễn tả âm thanh ở xa, lúc tỏ lúc không
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 19: Tác phẩm Một người Hà Nội được Nguyễn Khải sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào?

  • A. Tác phẩm ra đời khi đất nước đang bước vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ
  • B. Tác phẩm ra đời khi đất nước đang chuyển mình xóa bỏ dần mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những rạn vỡ tất yếu theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực trong quan niệm sống, cách sống và cách lựa chọn các giá trị.
  • C. Tác phẩm ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.
  • D. Cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai vừa kết thúc thắng lợi, đất nước trở về muôn mặt đời thường với những tàn dư của chiến tranh.

Câu 20: Sửa câu “Vừa đi học về, mẹ đã bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay” thành câu đúng?

  • A. Vừa đi học về, mẹ bảo tôi sang đón em, tôi cất cặp và đi ngay.
  • B. Vừa đi học về, mẹ bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.
  • C. Tôi vừa đi học về, mẹ đã bảo sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.
  • D. Tôi vừa đi học về, mẹ đã bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác