Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thể thơ của bài Sông Đáy là:

  • A. Tự do
  • B. Ngũ ngôn
  • C. Thất ngôn
  • D. Lục bát

Câu 2: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Một cây ngô cuối vụ khô gầy

Suốt đời buồn trong tiếng lá reo”

  • A. Ẩn dụ
  • B. Hoán dụ
  • C. Nhân hóa
  • D. So sánh

Câu 3: Trong câu thơ dưới đây, thời gian có sự dịch chuyển thế nào?

“Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi

chiều đi làm về vất vả”

  • A. Từ trưa sang chiều
  • B. Từ chiều sang đêm
  • C. Từ đêm sang chạng vạng
  • D. Từ chạng vạng đến sáng

Câu 4: Tác giả bài thơ Đây mùa thu tới là:

  • A. Nguyễn Khuyến
  • B. Hàn Mặc Tử
  • C. Nguyễn Bính
  • D. Xuân Diệu

Câu 5: Hình ảnh bến đò trong “Đã vắng người sang những bến đò” của bài thơ Đây mùa thu tới gợi nhớ đến câu thơ “Con đò gối bãi suốt ngày ngơi” của ai trong số những nhà thơ sau đây?

  • A. Trần Nhân Tông
  • B. Nguyễn Trãi
  • C. Nguyễn Du
  • D. Bà Huyện Thanh Quan

Câu 6: Câu thơ nào sau đây chép đúng nguyên bản lời thơ Xuân Diệu?

  • A. Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
  • B. Rặng liễu đìu hiu khóc chịu tang
  • C. Rặng liễu đìu hiu tóc chịu tang
  • D. Rặng liễu đìu hiu xót chịu tang

Câu 7: Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ, cách nói mang ấn tượng xúc giác rõ nhất được Xuân Diệu sử dụng trong câu thơ nào?

  • A. Hơn một loài hoa đã rụng cành
  • B. Những luồng run rẩy rung rinh lá
  • C. Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
  • D. Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

Câu 8: Câu thơ nào sau đây là chính xác của nhà thơ Xuân Diệu trong bài Đây mùa thu tới?

  • A. Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
  • B. Thỉnh thoảng nàng trăng vẫn ngẩn ngơ
  • C. Thỉnh thoảng nàng trăng lại ngẩn ngơ
  • D. Thỉnh thoảng nàng trăng có ngẩn ngơ

Câu 9: Văn bản vào chùa gặp lại nói về các nhân vật đã trải qua cuộc kháng chiến nào?

  • A. Kháng chiến chống Pháp
  • B. Kháng chiến chống Mỹ
  • C. Chiến tranh biên giới
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 10: Hình ảnh sông Đáy xuất hiện qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình?

  • A. Khi mới sinh ra, lúc xa quê và khi trở về
  • B. Khi sinh ra và khi về già
  • C. Lúc còn nhỏ và khi lớn lên
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 11: Bài thơ Đây mùa thu tới được viết theo thể thơ nào?

  • A. Tự do
  • B. Thất ngôn
  • C. Ngũ ngôn
  • D. Lục bát

Câu 12: Câu thơ nào sau đây là chính xác của nhà thơ Xuân Diệu trong bài Đây mùa thu tới?

  • A. Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
  • B. Thỉnh thoảng nàng trăng vẫn ngẩn ngơ
  • C. Thỉnh thoảng nàng trăng lại ngẩn ngơ
  • D. Thỉnh thoảng nàng trăng có ngẩn ngơ

Câu 13:  Cách diễn đạt nào trong hai câu thơ cuối của bài thơ Đây mùa thu tới thể hiện rõ nét ảnh hưởng của văn học Pháp?

“Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì?”

  • A. Ít nhiều thiếu nữ
  • B. Buồn không nói
  • C. Tựa cửa
  • D. Nghĩ ngợi gì

Câu 14: Người đi cùng nhân vật tôi đến thăm sư thầy Đàm Thân tên là:

  • A. Quân
  • B. Bích
  • C. Lý
  • D. Chiến

Câu 15: Từ nào trong khổ thơ đầu bài thơ thể hiện rõ nét sáng tạo của nhà thơ trong việc miêu tả màu sắc của mùa thu?

  • A. Lá vàng
  • B. Rặng liễu
  • C. Tóc
  • D. Mơ phai

Câu 16: Tình huống bất ngờ mà sư thầy Đàm Thân kể cho người bạn của mình nghe là gì?

  • A. Cô bị một người đàn ông lạ mặt quấy quả
  • B. Cô gặp lại người yêu cũ năm xưa, tưởng đã hi sinh nhưng đã sống sót trở về
  • C. Cô gặp lại người ân nhân đã cứu cô năm xưa ở chiến trường
  • D. Cô gặp vong linh của người yêu cũ

Câu 17: Ngôi chùa đầu tiên mà Lương Thị Thân tu là:

  • A. Chùa An Lạc, Kiến Xương
  • B. Chùa Đông Các, Kiến Xương
  • C. Chùa Đông Trù, Kiến Xương
  • D. Chùa Như Lạc, Kiến Xương

Câu 18: Câu thơ “Những luồng run rẩy rung rinh lá” của bài thơ gần gũi với câu thơ nào trong những câu dưới đây?

  • A. Tất cả tôi run rẩy tựa dây đàn
  • B. Gió vừa chạy, vừa rên, vừa tắt thở
  • C. Cây bên đường trụi lá đứng tần ngần
  • D. Khắp xương nhanh chuyển một luồng tê tái

Câu 19: Nghĩa sự việc được biểu hiện như thế nào?

  • A. Thường được biểu hiện nhờ các thành phần phụ của câu.
  • B. Thường được biểu hiện nhờ chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
  • C. Thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
  • D. Thường được biểu hiện nhờ chủ ngữ

Câu 20: Chi tiết nào cụ thể hóa cái lạnh của mùa thu như cảm nhận được bằng thị giác, xúc giác của bài thơ Đây mùa thu tới?

  • A. Vầng trăng lạnh lẽo
  • B. Núi hư áo, xa xăm
  • C. Cái rét mướt đầu mùa len lỏi trong gió thu
  • D. Cái trống trải trong buổi giao mùa

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác