Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 cánh diều cuối học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: “Năm 1947, Nguyễn Khải gia nhập tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào làm bộ đội, làm y tá rồi viết văn”.

Nội dung trên đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 2: Hình ảnh bến đò trong “Đã vắng người sang những bến đò” của bài thơ Đây mùa thu tới gợi nhớ đến câu thơ “Con đò gối bãi suốt ngày ngơi” của ai trong số những nhà thơ sau đây?

  • A. Trần Nhân Tông
  • B. Nguyễn Trãi
  • C. Nguyễn Du
  • D. Bà Huyện Thanh Quan

Câu 3: Dòng nào sau đây đúng với nguyên bản bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu?

  • A. Những luồng run rẩy rung rinh gió
  • B. Những luồng run rẩy rung khe khẽ
  • C. Những luồng run rẩy xôn xao lá
  • D. Những luồng run rẩy rung rinh lá

Câu 4: Sau năm 1975, Nguyễn Khải chuyển về đâu sinh sống và công tác?

  • A. Bình Định
  • B. Hưng Yên
  • C. Thành phố Hồ Chí Minh
  • D. Hà Nội

Câu 5: Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ, cách nói mang ấn tượng xúc giác rõ nhất được Xuân Diệu sử dụng trong câu thơ nào?

  • A. Hơn một loài hoa đã rụng cành
  • B. Những luồng run rẩy rung rinh lá
  • C. Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
  • D. Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

Câu 6: Đáp án nào không phải là giá trị nội dung của tác phẩm Một người Hà Nội ?

  • A. Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội
  • B. Gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị văn hóa cho hôm nay và mai sau
  • C. Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể trầm tích của văn hóa xứ sở
  • D. Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng

Câu 7:  Câu “Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng” sai ở đâu?

  • A. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ
  • B. Thiếu chủ ngữ
  • C. Thiếu vị ngữ
  • D. Thiếu thành phần phụ của câu

Câu 8:  Một người Hà Nội xoay quanh câu chuyện cuộc đời của nhân vật nào?

  • A. Cô Hiền
  • B. Chị Đại
  • C. Anh Khải
  • D. Anh Dũng

Câu 9: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong hai câu thơ sau:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

  • A. Sử dụng hình thức đảo ngữ
  • B. Tạo ra sự kết hợp trái logic để lạ hóa đối tượng
  • C. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ
  • D. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu

Câu 10: Tác phẩm nào dưới đây không phải của tác giả Nguyễn Khải?

  • A. Xung đột
  • B. Mùa lạc
  • C. Thời gian của người
  • D. Con nai đen

Câu 11: Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ sau có vai trò gì?

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”

  • A. Diễn tả âm thanh cuộc sống huyên náo và nhộn nhịp
  • B. Diễn tả âm thanh nhỏ, chập chờn lúc rõ lúc không
  • C. Diễn tả âm thanh ở xa, lúc tỏ lúc không
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 12: Câu thơ nào sau đây chép đúng nguyên bản lời thơ Xuân Diệu?

  • A. Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
  • B. Rặng liễu đìu hiu khóc chịu tang
  • C. Rặng liễu đìu hiu tóc chịu tang
  • D. Rặng liễu đìu hiu xót chịu tang

Câu 13: Bài thơ Đây mùa thu tới được viết theo thể thơ nào?

  • A. Tự do
  • B. Thất ngôn
  • C. Ngũ ngôn
  • D. Lục bát

Câu 14: Câu thơ nào sau đây là chính xác của nhà thơ Xuân Diệu trong bài Đây mùa thu tới?

  • A. Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
  • B. Thỉnh thoảng nàng trăng vẫn ngẩn ngơ
  • C. Thỉnh thoảng nàng trăng lại ngẩn ngơ
  • D. Thỉnh thoảng nàng trăng có ngẩn ngơ

Câu 15:  Truyện ngắn Một người Hà Nội được in trong tập truyện nào của Nguyễn Khải?

  • A. Một người Hà Nội
  • B. Một thời gió bụi
  • C. Hà Nội trong mắt tôi
  • D. Sống ở đời

Câu 16: Câu sau sai ở đâu: “Phở, một món nổi tiếng của người Việt”

  • A. Thiếu chủ ngữ
  • B. Thiếu vị ngữ
  • C. Thiếu vế câu
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 17: Hình ảnh bến đò trong “Đã vắng người sang những bến đò” của bài thơ Đây mùa thu tới gợi nhớ đến câu thơ “Con đò gối bãi suốt ngày ngơi” của ai trong số những nhà thơ sau đây?

  • A. Trần Nhân Tông
  • B. Nguyễn Trãi
  • C. Nguyễn Du
  • D. Bà Huyện Thanh Quan

Câu 18: Tác phẩm Một người Hà Nội được Nguyễn Khải sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào?

  • A. Tác phẩm ra đời khi đất nước đang bước vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ
  • B. Tác phẩm ra đời khi đất nước đang chuyển mình xóa bỏ dần mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những rạn vỡ tất yếu theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực trong quan niệm sống, cách sống và cách lựa chọn các giá trị.
  • C. Tác phẩm ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.
  • D. Cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai vừa kết thúc thắng lợi, đất nước trở về muôn mặt đời thường với những tàn dư của chiến tranh.

Câu 19: Bài thơ Đây mùa thu tới được in trong tập nào?

  • A. Tuyển tập Xuân Diệu
  • B. Vội vàng
  • C. Thơ Thơ
  • D. Lời của gió

Câu 20: Ai đã khiến cho Vũ Như Tô thay đổi quyết định việc xảy Cửu Trùng Đài?

  • A. Lê Tương Dực
  • B. Trịnh Duy Sản
  • C. Đan Thiềm
  • D. Nhân dân

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác