Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?

  • A. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
  • B. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
  • C. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
  • D. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.

Câu 2: Nội dung của đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” bàn đến vấn đề gì?

  • A. Các tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới.
  • B. Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh,
  • C. Chủ nghĩa hiện thực Việt Nam.
  • D. Tinh thần Thơ mới.

Câu 3: Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng. Ý kiến trên đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 4: Theo tác giả, điều cốt lõi mà nhà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc giờ là gì?

  • A. quan niệm về thẩm mĩ
  • B. quan niệm về cá nhân
  • C. quan niệm về đạo đức
  • D. quan niệm về tình yêu

Câu 5: Hồn thơ “hùng tráng”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”?

  • A. Nguyễn Nhược Pháp
  • B. Lưu Trọng Lư
  • C. Huy Thông
  • D. Nguyễn Bính

Câu 6: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào mang đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ viết?

  • A. Bài báo ghi lại cuộc tọa đàm.
  • B. Biên bản ghi lại những lời phát biểu trong cuộc họp.
  • C. Lời thuyết trình theo một văn bản chuẩn bị trước.
  • D. Đoạn đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm văn học.

Câu 7: Ngôn ngữ nói được hiểu như thế nào?

  • A. Ngôn ngữ đa dạng về ngữ điệu.
  • B. Ngôn ngữ nói sử dụng nhiều lớp từ, kiểu câu đa dạng.
  • C. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ tinh luyện và trau chuốt.
  • D. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh.

Câu 8: Nghĩa của câu có mấy thành phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 9: Nghĩa sự việc được biểu hiện như thế nào?

  • A. Thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
  • B. Thường được biểu hiện nhờ chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
  • C. Thường được biểu hiện nhờ các thành phần phụ của câu.
  • D. Thường được biểu hiện nhờ chủ ngữ

Câu 10: Điền vào chỗ trống:" Câu có thể có......... chủ ngữ" :

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 2 hoặc nhiều hơn 2
  • D.  một hoặc nhiều

Câu 11: Ngôn ngữ viết được sự hỗ trợ của yếu tố nào?

  • A. Nét mặt
  • B. Cử chỉ
  • C. Dấu câu
  • D. Điệu bộ

Câu 12: Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần Thơ mới là gì?

  • A. Trong Thơ mới có những trần ngôn sáo ngữ.
  • B. Bài thơ nào trong thơ mới cũng là kiệt tác.
  • C. Trong Thơ mới có những cái tầm thường, cái lố lăng.
  • D. Trong Thơ mới có những bài thơ chúc tụng.

Câu 13: Có ý kiến cho rằng: trong mỗi câu, các thành phần nghĩa được tách biệt với nhau, không thể hòa quyện với nhau được. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 14: Hoài Thanh viết: “Đời chúng ta nằm trong một chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi càng ớn lạnh”. Đó là nhân định của Hoài Thanh về hồn thơ của các nhà “Thơ mới” ở giai đoạn thoái trào. Cụm từ “say đắm vẫn bơ vơ ”, ông chỉ nhà thơ nào?

  • A. Xuân Diệu
  • B. Hàn Mặc Tử
  • C. Lưu Trọng Lư
  • D. Huy Cận

Câu 15: Nhận xét nào sau đây không phải nói về đặc điểm diễn đạt của đoạn văn trên?

  • A. Từ ngữ tự nhiên
  • B. Từ ngữ chọn lọc
  • C. Từ ngữ có tính khẩu ngữ
  • D. Dùng hình thức tỉnh lược

Câu 16: Hồn thơ “kì dị", Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”

  • A. Xuân Diệu
  • B. Huy Cận
  • C. Chế Lan Viên
  • D. Hàn Mặc Tử

Câu 17: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  • A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  • B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  • C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  • D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 18: Liệt kê thành phần nghĩa của câu?

  • A. Nghĩa sự việc, nghĩa tình thái
  • B. Nghĩa chính, nghĩa phụ, nghĩa bổ sung
  • C. Nghĩa thứ nhất, nghĩa thứ hai, nghĩa thứ ba, nghĩa thứ tư
  • D. Nghĩa sự việc, nghĩa cụ thể, nghĩa bao quát, nghĩa chi tiết.

Câu 19: Nhân vật Hồng Quân đã kể lại chuyện gì?

  • A. Quân kể chuyện mình đã lấy vợ và có gia đình hạnh phúc
  • B. Quân kể chuyện đi tìm Thân nhưng không thành 
  • C. Đơn vị Quân bị tập kích, bị máy bay địch đánh bom. Quân bị thương tưởng đã không qua khỏi nhưng may mắn được đồng bào cứu chữa
  • D. Quân kể chuyện mình đã bao nhiêu năm đi tìm hài cốt đồng đội ở chiến trường

Câu 20: Chọn từ thích hợp có thể điền vào chỗ trống để câu sau thể hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

"Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, ..... không phải là kẻ xấu hay vô tình."

  • A. hình như
  • B. có thể
  • C. lẽ nào
  • D. hẳn

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác