Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 cánh diều bài Ôn tập cuối học kì II

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài Ôn tập cuối học kì II - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ngôn ngữ văn học trong tác phẩm văn chương thường có đặc điểm gì?

  • A. Có tính biểu cảm, truyền cảm
  • B. Có tính đa nghĩa
  • C. Có tính hình tượng và tính thẩm mỹ
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Chỉ ra điểm giống nhau giữa hai thể loại Tùy bút và tản văn?

  • A. Đều thuộc thể loại văn xuôi tự sự, trữ tình
  • B. Đều mang tính chất hư cất: Viết trên cảm xúc có thật, người viết đã chứng kiến hoặc trải nghiệm qua cảm xúc ấy
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 3: Đâu là dòng nói đúng nhất về sự khác biệt của tùy bút và tản văn?

  • A. Tản văn có đề tài nhỏ hẹp hơn so với tùy bút
  • B. Tản văn có đề tài rộng lớn và bao quát hơn so với tùy bút
  • C. Tản văn lấy hiệu quả từ tình tiết, nhân vật để khắc họa sự biết
  • D. Tản văn yêu cầu tình cảm mãnh liệt như thơ, cái nhìn xuất phát từ chính tác giả

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Trái tim Đan- ko là gì?

  • A. Kể, tả
  • B. Luận, tả
  • C. Luận, kể
  • D. Biểu cảm, kể

Câu 5: Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh trong văn bản Một người Hà Nội có ý nghĩa gì?

  • A. Sự tiếp diễn của một thế hệ vàng son đồng thời cũng là một biểu trưng của Hà Nội
  • B. Sự sống tuần hoàn và tiếp diễn
  • C. Sự quan tâm của cơ quan ban ngành đến các giá trị mang tính lịch sử
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Hình ảnh bến đò trong “Đã vắng người sang những bến đò” của bài thơ Đây mùa thu tới gợi nhớ đến câu thơ “Con đò gối bãi suốt ngày ngơi” của ai trong số những nhà thơ sau đây?

  • A. Trần Nhân Tông
  • B. Nguyễn Trãi
  • C. Nguyễn Du
  • D. Bà Huyện Thanh Quan

Câu 7: “Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt” diễn tả điều gì?

  • A. Sự nuối tiếc, day dứt của tác giả khi chẳng thể níu kí ức trong tay, sông Đáy ở một nơi còn ta một nơi.
  • B. Sự hoài niệm của ông về một thời đã xa
  • C. Sông Đáy chính là một chỗ dựa tinh thần dành cho ông
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 8: Nội dung của văn bản Vào chùa gặp lại là:

  • A. Kể về nỗi đau sự chia cắt trong chiến tranh với những vết thương dai dẳng nó để lại cho con người
  • B. Kể về tình yêu cao thượng của nhân vật Thân và Quân
  • C. Kể về những ngày tháng tu tập của nhân vật Thân
  • D. Kể về ngôi chùa với sư thầy hết lòng hết dạ vì các con nuôi

Câu 9: Nguyên nhân nào dẫn đến mâu thuẫn dân chúng đã đứng lên đấu tranh chống lại triều đình:

  • A. Nhân dân muốn lập vị vua mới.
  • B. Vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ.
  • C. Do vua ban hành những chính sách mới không hợp lòng dân.
  • D. Do vua chúa nhu nhược, để giặc giã xâm chiếm đất nước.

Câu 10: Câu nào sau đây nhận định không đúng về ý nghĩa cái chết của đôi tình nhân Rô-mê-ô và Giu-li-ét?

  • A. Cái chết của đôi tình nhân có sức mạnh hóa giải thù hận
  • B. Sự bất lực của tình yêu chân chính
  • C. Ca ngợi vẻ đẹp cùa hạnh phúc trần thế
  • D. Tác giả chứng minh sức mạnh tình yêu chân chính đã chiến thắng thù hận

Câu 11: Tác dụng của phép lặp cú pháp là gì?

  • A. Vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu.
  • B. Làm trọn vẹn hoặc nhấn mạnh ý nghĩa, gia tăng cảm xúc
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 12: Phép lặp cú pháp thường ít sử dụng nhất trong loại văn bản nào dưới đây?

  • A. Nghệ thuật
  • B. Chính luận
  • C. Hành chính
  • D. Báo chí

Câu 13: Phép đối có đặc điểm gì?

  • A. Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
  • B. Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T
  • C. Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ)
  • D. Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau,hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..
  • E. Cả A, B, C và D đều đúng

Câu 14: Các hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học gồm?

  • A. Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm lạ hóa đối tượng được nói đến
  • B. Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả, thể hiện
  • C. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề câp. Đồng thời bổ sung chức năng mới cho dấu câu khi trình bày văn bản trên giấy.
  • D. Tất cả 3 phương án trên

Câu 15: Đoạn thơ sau có sử dụng phép tu từ cú pháp gì?

“Những người thắt đáy lưng ong

Đã khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con

Những người béo trục béo tròn

Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày

Những người mặt nạc đốm dày

Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn”

  • A. Phép lặp
  • B. Liệt kê
  • C. Chêm xen
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16: Dòng nào sau đây không sử dụng phép liệt kê?

  • A. Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.
  • B. Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.
  • C. Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.
  • D. Với những kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường, các nhà giáo dục luôn tin tưởng rằng thế hệ sinh viên mới ra trường sẽ có những đóng góp nhất định cho xã hội, giúp thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - chính trị.

Câu 17: Câu văn sau sử dụng phép liệt kê nào: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập."

  • A. Liệt kê theo từng cặp
  • B. Liệt kê không theo từng cặp.
  • C. Liệt kê tăng tiến
  • D. Liệt kê không tăng tiến

Câu 18: Biện pháp lặp cú pháp là gì?

  • A. Là lặp kết cấu cú pháp, nhưng thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ, lặp nhịp điệu trong câu hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.
  • B. Là lặp cấu tứ thơ và thường có sự phối hợp với các phép tu từ khác.
  • C. Là lặp thanh vần của câu và thường có sự phối hợp với lặp từ ngữ hoặc phối hợp với các phép tu từ khác.

Câu 19: Câu văn dưới đây có sử dụng biệp pháp lặp cú pháp hay không?

"Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta."

  • A. Có
  • B. Không

Câu 20: Tác dụng của phép lặp cú pháp là gì?

  • A. Vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu.
  • B. Làm trọn vẹn hoặc nhấn mạnh ý nghĩa, gia tăng cảm xúc
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa."

(Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác