Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Câu “Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng” sai ở đâu?

  • A. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ
  • B. Thiếu chủ ngữ
  • C. Thiếu vị ngữ
  • D. Thiếu thành phần phụ của câu

Câu 2: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong hai câu thơ sau:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

  • A. Sử dụng hình thức đảo ngữ
  • B. Tạo ra sự kết hợp trái logic để lạ hóa đối tượng
  • C. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ
  • D. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu

Câu 3: Theo em lí do vì sao cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang lại  gây ấn tượng mạnh cho người đọc?

  • A. Là một sự kết hợp trái logic khi không lấy từ đo độ cao mà lấy từ đo độ sâu để diễn tả sự rợn ngợp của con người trước không gian
  • B. Vì sử dụng từ láy chót vót để diễn tả độ sâu thăm thẳm
  • C. Sử dụng đảo ngữ
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 4: Câu sau sai ở đâu: “Phở, một món nổi tiếng của người Việt”

  • A. Thiếu chủ ngữ
  • B. Thiếu vị ngữ
  • C. Thiếu vế câu
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 5: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “Rất thú vị truyện ngắn sử dụng các yếu tố kì ảo, lạ lùng”

  • A. Lỗi sai trật tự sắp xếp thành phần trong câu
  • B. Lỗi thiếu vị ngữ
  • C. Lỗi thiếu chủ ngữ
  • D. Lỗi thiếu vế câu

Câu 6: Cho câu: “Năm 1945, với sự thành công của Cách mạng Tháng Tám đã được đổi thành tên cầu Long Biên”, câu này mắc lỗi gì?

  • A. Sai về nghĩa
  • B. Thiếu chủ ngữ
  • C. Thiếu vị ngữ
  • D. Thiếu cả chủ và vị

Câu 7: Câu “Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy khả năng sáng tạo tài tình của tác giả” mắc lỗi gì?

  • A. Thiếu chủ ngữ
  • B. Thiếu vị ngữ
  • C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
  • D. Thiếu trạng ngữ

Câu 8: Câu nào trong các câu dưới đây thiếu vị ngữ?

  • A. Những cánh hoa mai trên đồi.
  • B. Nắng chiếu làm bó hoa thêm rực rỡ
  • C. Mặt trời chẳng của riêng ai.
  • D. Mùa xuân, các loài hoa thi nhau đua nở.

Câu 9: Sửa câu “Vừa đi học về, mẹ đã bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay” thành câu đúng?

  • A. Vừa đi học về, mẹ bảo tôi sang đón em, tôi cất cặp và đi ngay.
  • B. Vừa đi học về, mẹ bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.
  • C. Tôi vừa đi học về, mẹ đã bảo sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.
  • D. Tôi vừa đi học về, mẹ đã bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.

Câu 10: Ngôn ngữ nói được hiểu như thế nào?

  • A. Ngôn ngữ đa dạng về ngữ điệu.
  • B. Ngôn ngữ nói sử dụng nhiều lớp từ, kiểu câu đa dạng.
  • C. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ tinh luyện và trau chuốt.
  • D. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh.

Câu 11: Từ ngữ trong ngôn ngữ viết có đặc điểm gì?

  • A. Từ ngữ địa phương được sử dụng linh hoạt, mang đậm dấu ấn cá nhân.
  • B. Từ ngữ được thoải mái viết theo ý thích của người biên soạn.
  • C. Từ ngữ được quy định theo từng địa phương, không thống nhất. 
  • D. Từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác, tránh các từ ngữ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục.

Câu 12: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về phương tiện vật chất là gì?

  • A. Có sự phối hợp giữa âm thanh với các phương tiện phi ngôn ngữ.
  • B. Có sự xuất hiện trực tiếp của người nghe.
  • C. Ngôn ngữ tự nhiên, ít trau chuốt.
  • D. Sử dụng các yếu tố dư, thừa, lặp,...

Câu 13: Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng. Ý kiến trên đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 14: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?

  • A. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
  • B. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
  • C. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
  • D. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.

Câu 15: Ngôn ngữ nói không được sử dụng tiếng lóng, giản lược, đúng hay sai?

  • A. Sai
  • B. Đúng

Câu 16: Đoạn trích “Tôi có một ước mơ” được viết theo phương thức nào?

  • A. Nghị luận
  • B. Tự sự
  • C. Biểu cảm
  • D. Chính luận

Câu 17: Đặc điểm của ngôn ngữ viết là gì?

  • A.  Được thể hiện qua hình ảnh trong văn bản
  • B. Được thể hiện qua hình vẽ, màu sắc, bố cục.
  • C. Được thể hiện qua lời nói, truyền miệng từ người này sang người kia.
  • D. Được thể hiện qua chữ viết trong văn bản, hình thành một cách có chọn lọc kĩ càng, có suy nghĩ và căn chỉnh một cách cẩn thận.

Câu 18: Tác giả của đoạn trích “Tôi có một ước mơ” là ai?

  • A. Aleksandr Sergeyevich Pushkin
  • B. Mác –tin Lu-thơ Kinh
  • C. Rabindranath Tagore
  • D. Vic-tor Huy-gô

Câu 19: Vì sao tác giả chọn “Tôi có một giấc mơ” làm ý tưởng chủ đạo xuyên suốt văn bản?

  • A. Thể hiện niềm ước mơ được đến với Mỹ đất nước của sự văn minh và giàu có
  • B. Giấc mơ của nước Mỹ là giấc mơ được hưởng quyền tự do, dân chủ, người dân có tiếng nói của riêng mình, bình đẳng công bằng.
  • C. Mong mỏi có sự công bằng cho người da màu
  • D. Mong mỏi người da trắng công bằng cho người da màu

Câu 20: Bài diễn thuyết này được Martin Luther King đọc ở đâu vào thời gian nào?

  • A. Tại đài tưởng niệm Lin-cơn ngày 29/8/1964
  • B. Tại đài tưởng niệm Lin-cơn ngày 29/8/1963
  • C. Tại đài tưởng niệm Lin-cơn ngày 28/8/1963
  • D. Tại đài tưởng niệm Lin-cơn ngày 28/8/1964 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác