Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 cánh diều bài 4: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 4: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. ÔN TẬP PHẦN VĂN BẢN

Câu 1: HS tự thống kê các văn bản theo thể loại.

Câu 2: HS dựa theo gợi ý dưới đây và hoàn thành vào bảng…

Tên văn bản

Đề tài

Chủ đề

Lưu ý cách đọc

Sóng

Tình yêu

  

Tôi yêu em

   

Lời tiễn dặn

Nỗi niềm tương tư

   

Hôm qua tát nước đầu đình

   

Câu 3: Bài 2 trong sách Ngữ văn 11 tập trung học về thơ Nguyễn Du một trong ba tác giả có bài học riêng nhưng vẫn đọc hiểu theo thể loại. Với Nguyễn Du CT môn ngữ văn quy định học thơ chữ Hán và truyện thơ nôm.

  • Một số bài học trong bài 2 gồm có:
    • Bài khái quát: Nguyễn Du – cuộc đời và sự nghiệp
    • Trao duyên (trích truyện kiều)
    • Đọc Tiểu Thanh kí (thơ chữ Hán)
    • Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trích Truyện Kiều)
    • Thề nguyền (trích Truyện Kiều)
  • Các văn bản đọc hiểu đã giúp người đọc hiểu và thấy rõ chân dung nhà thơ Nguyễn Du cả ngoài đời lẫn trong thơ văn đó là:
    • Một con người xuất thân từ một gia đình dòng họ có hai truyền thống lớn: truyền thống khoa bảng, đã đạt làm quan và truyền thống văn hóa, văn học.
    • Một con người có cuộc sống từng trải với vốn sống phong phú. Nguyễn Du  không chỉ là nhân chứng của thời đại mà còn sống gắn bó sâu sắc với những biến cố lớn của thời đại.
    • Nguyễn Du là tác giả giữ vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam một nhà nhân đạo chủ nghĩa nhà thơ thiên tài của dân tộc.

Câu 4: Dựa theo gợi ý HS tự hoàn thành vào bảng

Tác phẩm 

Nội dung chính

Nhân vật tiêu biểu

Chí Phèo (Nam Cao)

  • Phản ánh số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng tháng tám.
  • Đề cao nhân phẩm, lòng yêu thương và cách nhìn con người.

Chí Phèo

Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

….

 

Tấm lòng người mẹ (Víc-to Huy –gô)

  

Kép tư bền (Nguyễn Công Hoan)

  

Câu 5: Nhận xét

  • Về nội dung: HS cần nắm được các nội dung cơ bản của mỗi văn bản (viết về vấn đề gì? Nội dung chính là gì? Có thông tin nào đặc sắc)…. 
  • Về hình thức: cần chú ý đến tính chất tổng hợp của kiểu VB thông tin.
  • Về ý nghĩa: Các VB thông tin trong bài học đề cập đến những vấn đề rất có ý nghĩa đối với mỗi người và cả cộng đồng dân tộc. Đó là vấn đề cần tôn trọng pháp luật.

II. ÔN TẬP PHẦN VIẾT

Câu 6: HS tự thống kê

Câu 7: HS tự thống kê

Câu 8:

  • Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm đã học
  • HS dự vào phần định hướng của phần Viết bài 1 và bài 3 để nêu một số điểm khác biệt về mục đích nội dung hình thức lời văn.
  • Về mục đích:

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: từ truyện Chí Phèo bàn về cách nhìn nhận đánh giá về một con người.

III. ÔN TẬP PHẦN NÓI VÀ NGHE

Câu 9:

  • HS hãy liệt kê các nội dung chính được rèn luyện trong  kĩ năng nói và nghe ở sách ngữ văn 11, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.
  • HS thống kê các nội dung về kĩ năng nói và nghe cụ thể theo từng bài từ 1 đến 4. Từ đó chứng minh nội dung nói và nghe luôn gắn với nội dung đọc viết.

IV. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

Câu 10:

HS dựa vào SK để thống kê nội dung qua các tiểu mục.

V. ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1-5: Câu hỏi trắc nghiệm

1C

2D

3B

4B

5A

Câu 6:

Nhan đề Hai chị em chỉ mang nghĩa trung tính thuần túy đưa thông tin chỉ số lượng hai người một là chị và một là em có thể đã lớn không có sắc thái biểu cảm. Hai đứa trẻ ngoài nội dung thông tin số lượng đã nêu còn mang sắc thái biểu cảm. Chữ đứa trẻ chỉ trẻ con, bé nhỏ chưa thành người lớn gợi sự côi cút, đáng thương.

Câu 7: Câu văn thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo và thái độ thương xót, cảm thông của tác giả đối với số phận của người dân nghèo, về một cuộc sống quẩn quanh bế tắc không có lối thoát.

Câu 8: HS có thể chọn một trong ba biểu hiện cụ thể của biện pháp đối lập trong đoạn trích để phân tích tác dụng của biện pháp ấy. Ba biểu hiện là: mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ.

Ví dụ: đối lập giữa bầu trời và mặt đất miêu tả bầu trời lộng lẫy, rất đẹp  là để làm nổi bật hiện trạng của mặt đất buồn tẻ, khổ đau.

Câu 9: HS cần phải biết được chất thơ trong văn xuôi là gì. Có thể nói chất thơ trong văn xuôi thể hiện chủ yếu ở nội dung: văn bản tập trung miêu tả cảm xúc tâm trạng…. và hình thức ngôn ngữ giàu hình ảnh sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là ví von so sánh.

Từ cách hiểu chất thơ trong văn xuôi vừa nêu để làm rõ chất thơ thông qua các câu, đoạn văn cụ thể có trong đoạn trích ở bài này.

Câu 10:

Có thể có nhiều cách hiểu khác nhau song đặt trong văn cảnh của tác phẩm để hiểu chi tiết. Đoàn tàu sáng rực rỡ là biểu tượng cho tương lai làm rực sáng phố huyện đầy đêm đen, làm huyên náo phố huyện âm thầm, u buồn…nó như là niềm hi vọng của tương lai.Vì thế nên chị em Liên dù rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức đợi chuyến tàu.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 4: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I, kiến thức trọng tâm văn 11 cánh diều bài 4: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I, nội dung chính bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

Bình luận

Giải bài tập những môn khác