Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 cánh diều bài 2: Đọc Tiểu Thanh kí

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 2: Đọc Tiểu Thanh kí. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG

1.   Tác phẩm

  • Xuất xứ: Trích từ tập thơ “Thanh Hiên thi tập”
  • Chủ đề: Thể hiện tâm sự xót thương, day dứt của Nguyễn Du đối với những kiếp tài hoa và nỗi ngậm ngùi cho chính mình.
  • Nhân vật Tiểu Thanh:
    • Tiểu Thanh là người Quảng Lăng, Tỉnh Giang Tô, Trung Quốc là người rất thông minh và có nhiều tài năng về nghệ thuật. Năm 16 tuổi làm vợ lẽ một người giàu có. Vợ cả ghen, bắt nàng ra ở riêng trên núi Cô Sơn, cạnh vườn hoa Tây Hồ ( Hàng Châu – Trung Quốc). Vì đau buồn, nàng lâm bệnh rồi chết khi mới 18 tuổi. Tiểu Thanh làm nhiều thơ, từ để gửi gắm nỗi đau khổ, uất ức của mình. Tập thơ, từ mà nàng để lại bị người vợ cả đem đốt, một số bài may mắn còn sót lại. Người ta cho khắc in số bài còn lại đó, đặt tên là Phần du ( Bị đốt còn sót lại).

2.  Thể thơ và bố cục

a.  Thể thơ

  • Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật.
  • Về bố cục: Bài thơ gồm có bốn cặp câu thơ tương ứng 4 vế: đề- thực- luận – kết.
    • Hai câu đề: triển khai ý ẩn chứa trong nhan đề
    • Hai câu thực: Giải thích rõ các khía cạnh chính của đối tượng được miêu tả bàn luận
    • Hai câu luận: luận giải phát triển, mở rộng suy nghĩ về đối tượng.
    • Hai câu kết: Thâu tóm tinh thần của toàn bài và có thể mở ra những ý tưởng, liên tưởng mới.
  • Về niêm và luật bằng trắc: Bài thơ sắp xếp thanh bằng trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ để tạo sự phong phú cho điệu thơ.
    • Về niêm: hai cặp câu liền nhau được dính theo nguyên tắc chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3, câu 4, câu 5, câu 6 và câu 7, câu 1 và câu 8 phải cùng thanh.
  • Về vần nhịp: Bài thơ thất ngôn bát cú chỉ gieo một vần và gieo vần bằng.
  • Về đối: bài thơ thất ngôn bát cú chủ yếu đối ở hai câu thực và hai câu luận, cũng có bài chỉ đối ở một liên hoặc ở ba, bốn liên.

b.Sơ đồ cách gieo vần, niêm luật của thể thất ngôn bát cú

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Đối

1

B-B-T-T-T-B-B

Câu 1 và 8

B

 

2

T-T-B-B-T-T-B

Câu 2 và 3

B

 

3

T-T-B-B-B-T-T-T

 

 

 

4

B-B-T-T-T-B-B

Câu 4 và 5

B

Đối

5

B-B-T-T-B-B-T

 

 

 

6

T-T-B-B-T-T-B

Câu 6 và 7

B

Đối

7

T-T-B-B-B-T-T

 

 

 

8

B-B-T-T-T-B-B

Câu 8 và 1

B

 

c. Bố cục bài thơ

  • Hai câu đề: Thương cảm cho số phận nàng Tiểu Thanh
  • Hai câu thực: Số phận bi thương, uất hận của Tiểu Thanh
  • Hai câu luận: Niềm suy tư và mối đồng cảm của tác giả với Tiểu Thanh
  • Hai câu kết: Từ cảm thương cho người đến xót thương cho mình.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1.  Thương cảm cho số phận nàng Tiểu Thanh

  • Mở đầu bài thơ tác giả đã dành để miêu tả vẻ đẹp của cảnh Tây Hồ. Ngày xưa nơi đây vốn có là một thắng cảnh nhưng nay chỉ còn là bãi gò hoang.
  • Sở dĩ nó trở nên tiêu điều hoang xơ như thế vì nó vắng đi bóng người chăm sóc. Cây cối, hoa tươi mĩ lệ là của ngày xưa còn khi nàng chết đi rồi thì tất cả trở thành gò hoang. => Điều này cho thấy sự tàn phá của thời gian, người mất cảnh còn cũng chẳng có nghĩa lí gì. 
  • Tác giả thể hiện tình cảm xót thương đồng cảm sâu sắc với nàng Tiểu Thanh chỉ thông qua mảnh giấy tàn.
    • “Thổn thức”: Một trạng thái vô cùng xót xa, bồi hồi.
    • “Mảnh giấy tàn” đó là bài viếng nàng Tiểu Thanh của Nguyễn Du. Trước cảnh người mất cảnh còn này Nguyễn Du đã tưởng tượng hình ảnh con người hiện về mà chép bút viết nên đôi dòng viếng nàng.

=> Hai câu thơ thể hiện sự xót thương của nhà thơ dành cho nàng Tiểu Thanh người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng có cuộc đời vô cùng bạc bẽo. 

2.  Số phận bi thương uất hận của nàng Tiểu Thanh

  • Nàng Tiểu Thanh ra đi những thứ còn lại mang bóng dáng của nàng chỉ là son phấn và văn chương hiểu theo nghĩa thuần túy.
  • Thế nhưng dường như điều đó vẫn chưa là đủ đối với số phận người con gái tài hoa bạc mệnh này. Người vợ cả cho người “chôn” và “đốt” hết kỉ vật còn sót lại của nàng.
  • Hình ảnh “chi phấn” ở đây tượng trưng cho nhan sắc của nàng. Còn “văn chương” chính là tài năng của nàng. Nó có thể bị vùi lấp, bị đốt đi xong không thể nào xóa nhòa đi những nỗi oan khuất cũng nỗi đau mà người con gái phải gánh chịu.

=> Nguyễn Du chỉ bằng vài ba câu đã gợi lên số phận và cuộc đời hết sức bi thương của người con gái này, Đồng thời nó thể hiện sự ca ngợi, cũng như khâm phục tài năng của nàng. Thể hiện một cái nhìn nhân đạo mới mẻ của nhà thơ trung đại.

3.  Niềm suy tư và mối đồng cảm của tác giả với Tiểu Thanh

  • Cái "hờn", cái "hận" cho số kiếp Tiểu Thanh là cái "hận" muôn đời, triền miên không bao giờ chấm dứt, Nguyễn Du từ "cái hận" của đời mà thương cho "cái hận" Tiểu Thanh, đã dồn "cái hận kim cổ" vào "cái hận" Tiểu Thanh.
  • Ghê gớm thay cái "hận" đó, và cũng lớn lao thay niềm thương cảm của Nguyễn Du. "Cái hận" kia không sao giải thoát được phải "hỏi trời" vì không thể hỏi người, nhưng "hỏi trời", trời vời vợi trên chín tầng mây, làm sao biết nghe, biết nói, làm sao có thể trả lời?

=> Câu thơ như một tiếng kêu vút tận trời xanh và lơ lửng giữa trời - "Một câu hỏi lớn không lời đáp" (Huy Cận).

  • Trong nỗi đau của con người có nỗi đau của mình, nỗi đau chung cả cuộc đời, Nguyễn Du không đứng ngoài nỗi đau ấy. Bằng sự từng trải, bằng tất cả những gì chiêm nghiệm. Nguyễn Du đã nhận ra sự trùng hợp lạ lùng của lớp người "Giai nhân và nghệ sĩ".
  • Ông tự coi mình với Tiểu Thanh "cùng hội cùng thuyền", "cùng một lửa bên trời lận đận", nên có chung một cái án: "Án phong lưu". Khách phong lưu sao lại phải mang “án phong lưu”. Đúng là oái ăm nghịch cảnh Nguyễn Du đã gợi lên những điều nhức nhối trong lòng người đọc bao đời nay.

4.   Từ cảm thương cho người đến nỗi xót thương cho chính mình

  • Nguyễn Du từ người mà nghĩ đến ta. Từ “thương người đến thương mình". Trong thơ trung đại hiếm có người tự nói về bản thân mình như thế. Toàn bài có hai lần Nguyễn Du nói đến mình. "Phong vận kì oan ngã tự cư", và "Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như", giữa Tiểu Thanh và Nguyễn Du là một gạch nối.
  • Tiểu Thanh là hình tượng để ông bộc lộ cảm xúc trữ tình và kí thác tâm sự. Với Tiểu Thanh ít ra đã có Nguyễn Du thương cảm, còn với Nguyễn Du sau đấy ba trăm năm thì sao? Không biết vì lẽ gì, Nguyễn Du nêu ra con số ba trăm năm? (Ông mất sau Tiểu Thanh hai trăm mười năm).
  • Nguyễn Du cảm thấy bơ vơ giữa dòng đời. Lời thơ nói chuyện ba trăm năm, nhưng thực ra là chuyện trước mắt. Trước mắt ông là cuộc sống cô đơn không tri âm tri kỉ.
  • Nguyễn Du đang khóc thương Tiểu Thanh bỗng quay ra tự khóc thương mình mà bài thơ vẫn không hề lạc giọng. Bởi lẽ Nguyễn Du và Tiểu Thanh là một. Ba tiếng cuối cùng của câu kết ("khấp Tố Như") gieo vào lòng người đọc một nỗi đau. Tâm sự của Nguyễn Du đầy ắp bị thương. Ông sống giữa cuộc đời đầy phong ba với bao tâm sự uẩn khúc. Không ai có thể nghĩ một cách nông nổi: Mình đã khóc Tố Như, đã hiểu hết Nguyễn Du. Chỉ biết Nguyễn Du đã khóc Tiểu Thanh, khóc cho thân phận mình và khóc cho bao kiếp tài hoa bạc mệnh Mà tài hoa bạc mệnh thì đời nào chả có. Nên tiếng khóc của Nguyễn Du sẽ còn đồng cảm tới muôn đời.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

  • Xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh 
  • Sự cảm thương cho những kiếp hồng nhan đa truân, tài tử đa nói chung trong xã hội. 
  • Suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa và thương cho số phận của chính bản thân mình.

2.   Nghệ thuật

  • Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí kết hợp với giọng điệu buồn thương, cảm thông, chia sẻ.
  • Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.
 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 2: Đọc Tiểu Thanh kí, kiến thức trọng tâm văn 11 cánh diều bài 2: Đọc Tiểu Thanh kí, nội dung chính bài Đọc Tiểu Thanh kí

Bình luận

Giải bài tập những môn khác