Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 8 kết nối bài 35 Định lý Pythagore và ứng dụng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 8 bài 35 Định lý Pythagore và ứng dụng - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một tam giác có cạnh huyền bằng 20cm độ dài các cạnh góc vuông tỉ lệ với 3 và 4. Tính độ dài các cạnh góc vuông

  • A. 9 cm; 12 cm
  • B. 10 cm; 16 cm
  • C. 12 cm; 16 cm
  • D. 12 cm; 14 cm

Câu 2: Cho tam giác ABC vuông ở A có AC = 20 cm. Kẻ AH vuông góc BC. Biết BH = 9 cm; HC = 16 cm. Tính AB, AH

  • A. AH = 12 cm; AB = 15 cm
  • B. AH = 10 cm; AB = 15 cm
  • C. AH = 15 cm; AB = 12 cm
  • D. AH = 12 cm; AB = 13 cm

Câu 3: Cho tam giác ABC vuông ở A có AC = 8 cm. Kẻ AH vuông góc BC. Biết BH = 3,6 cm; HC = 6,4 cm. Tính AB, AH

  • A. AH = 4,8 cm; AB = 6 cm
  • B. AH = 8,4 cm; AB = 6 cm
  • C. AH = 4 cm; AB = 6 cm
  • D. AH = 5 cm; AB = 6 cm

Câu 4: Cho hình vẽ. Tính x:

trắc nghiệm định lý pythagore

  • A. x = 10 cm
  • B. x = 11 cm
  • C. x = 8 cm
  • D. x = 5 cm

Câu 5: Cho hình vẽ. Tính x:

trắc nghiệm định lý pythagore

  • A. x = 22 cm
  • B. x = 32 cm
  • C. x  = 20 cm
  • D. x = 24 cm

Câu 6: Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài ba cạnh như sau

  • A. 15 cm; 8 cm; 18 cm
  • B. 21 dm; 20 dm; 29 dm
  • C. 5 m; 6 m; 8 m
  • D. 2 m; 3 m; 4 m

Câu 7: Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài ba cạnh như sau

  • A. 11 cm; 7 cm; 8 cm
  • B. 12 dm; 15 dm; 18 dm
  • C. 9 m; 12 m; 15 m
  • D. 6 m; 7 m; 9 m

Câu 8: Cho hình vẽ. Tính x:

trắc nghiệm định lý pythagore

  • A. AB = 7
  • B. AB = 8
  • C. $AB=\sqrt{78}$
  • D. $AB=\sqrt{80}$

Câu 9: Cho hình vẽ. Tính x:

trắc nghiệm định lý pythagore

  • A. x = 6 cm
  • B. x = 3 cm
  • C. x = 5 cm
  • D. x = 4 cm

Câu 10: Cho ABCD là hình vuông cạnh 4 cm (hình vẽ). Khi đó, độ dài đường chéo AC là

trắc nghiệm định lý pythagore

  • A. $AC=\sqrt{32}$ cm
  • B. $AC = 5$ cm
  • C. $AC =\sqrt{30}$ cm
  • D. $AC = 8$ cm

Câu 11: Cho tam giác ABC vuông tại B khi đó x = 1 

  • A. $AB^{2}+BC^{2}=AC^{2}$
  • B. $AB^{2}-BC^{2}=AC^{2}$
  • C. $AB^{2}+AC^{2}=BC^{2}$
  • D. $AB^{2}=AC^{2}+BC^{2}$

Câu 12: Cho tam giác MNP vuông tại P. Khi đó:

  • A. $MN^{2}=MP^{2}-NP^{2}$
  • B. $MP^{2}=MN^{2}+NP^{2}$
  • C. $NP^{2}=MN^{2}+MP^{2}$
  • D. $MN^{2}=NP^{2}+MP^{2}$

Câu 13: Cho tam giác ABC vuông cân ở A. Tính độ dài BC biết AB = AC = 2 dm

  • A. BC = 4 dm
  • B. BC = $\sqrt{6}$ dm
  • C. BC = 8 dm
  • D. BC = $\sqrt{8}$ dm

Câu 14: Cho tam giác ABC vuông cân ở A. Tính độ dài BC biết AB = AC = 4 dm

  • A. BC = 6 dm
  • B. BC = $\sqrt{23}$ dm
  • C. BC = 4 dm
  • D. BC = $\sqrt{32}$ dm

Câu 15: Một tam giác có cạnh huyền bằng 26 cm độ dài các cạnh góc vuông tỉ lệ với 5 và 12. Tính độ dài các cạnh góc vuông

  • A. 12 cm; 24 cm
  • B. 10 cm; 22 cm
  • C. 10 cm; 24 cm
  • D. 15 cm; 24 cm

Câu 16: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc với BC tại H. Cho AH = 4 cm, AB = 5 cm. Tính BH

  • A. 2 (cm)
  • B. 5 (cm)
  • C. 3 (cm)
  • D. 4 (cm)

Câu 17: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc với BC tại H. Cho AH = 4 cm, AB = 5 cm. Chu vi tam giác ABC

  • A. 18 (cm)
  • B. 15(cm)
  • C. 16 (cm)
  • D. 20 (cm)

Câu 18: Cho tam giác ABC, kẻ AH vuông góc BC. Tính chu vi ΔABC biết AB = 5 cm, AH = 4 cm, HC = $\sqrt{184}$ cm (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)

  • A. 30,8 cm
  • B. 35,7 cm
  • C. 31 cm
  • D. 31,7 cm

Câu 19: Cho tam giác ABC, kẻ AH vuông góc BC. Tính chu vi ΔABC biết AB = 15 cm, AH = 12 cm, HC = 16 cm

  • A. 62 cm
  • B. 60 cm
  • C. 64 cm
  • D. 58 cm

Câu 20: Cho ABCD là hình vuông cạnh x cm. Biết độ dài đường chéo AC là 6 cm. Bình phương độ dài cạnh của hình vuông là

  • A. 20
  • B. 18
  • C. 6
  • D. 16

Câu 21: Tính cạnh huyền của một tam giác biết tỉ số các cạnh góc vuông 3:4 và chu vi tam giác bằng 36 cm

  • A. 9 cm
  • B. 12 cm
  • C. 15 cm
  • D. 16 cm

Câu 22: Tính cạnh huyền của một tam giác biết tỉ số các cạnh góc vuông 5:12 và chu vi tam giác bằng 60 cm

  • A. 20 cm
  • B. 24 cm
  • C. 26 cm
  • D. 10 cm

Câu 23: Tính x trong hình vẽ sau:

trắc nghiệm định lý pythagore

  • A. x = 2
  • B. x = 1,5
  • C. x = 1
  • D. x = 1,2

Câu 24: Tính x trong hình vẽ sau:

trắc nghiệm định lý pythagore

  • A. x = 6
  • B. x = 7
  • C. x = 8
  • D. x = 5

Câu 25: Tính x trong hình vẽ sau:

trắc nghiệm định lý pythagore

  • A. 36
  • B. 40
  • C. 42
  • D. 30

Câu 26: Cho tam giác ABC có $\hat{B},\hat{C}$ là các góc nhọn. Gọi H là chân đường vuông góc hạ từ A xuống BC. Biết AH = 6 cm; BH = 4,5 cm; HC = 8 cm. Khi đó ΔABC là tam giác gì?

  • A. Tam giác cân
  • B. Tam giác vuông
  • C. Tam giác vuông cân
  • D. Tam giác đều

Câu 27: Một tam giác có độ dào ba đường cao là 4,8 cm; 6 cm; 8 cm. Tam giác đó là tam giác gì?

  • A. Tam giác cân
  • B. Tam giác vuông
  • C. Tam giác vuông cân
  • D. Tam giác đều

Câu 28: Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AD ⊥ BC tại D. Biết AB = 7 cm, BD = 4 cm. Khi đó AD có độ dài là:

  • A. AD = 33 cm
  • B. AD = 3 cm
  • C. AD = $\sqrt{33}$ cm
  • D. AD = $\sqrt{3}$ cm

Câu 29: Cho tam giác nhọn ABC, kẻ AH vuông góc với BC (H thuộc BC). Cho biết AH = 12 cm, BH = 5 cm và BC = 14 cm. Tính các độ dài AB và AC

  • A. AB = 14 cm; AC = 15 cm
  • B. AB = 13 cm; AC = 15 cm
  • C. AB = 15 cm; AC = 16 cm
  • D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 30: Cho tam giác MNP vuông tại M, MN = 4,5 cm, NP = 7,5 cm. Tính độ dài MP

  • A. 5,5 cm
  • B. 7,5 cm
  • C. 4,5 cm
  • D. 6 cm

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác