5 phút soạn Văn 7 tập 1 cánh diều trang 109

5 phút soạn Văn 7 tập 1 cánh diều trang 109. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 5: VĂN BẢN THÔNG TIN

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU:

NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRÊN “ĐẤT VẬT” BẮC GIANG

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

ĐỌC HIỂU

CH1: “Sới vật” là gì? Ý nghĩa của sới vật hình tròn đặt trước sân đình hình vuông là gì?

CH2: Chú ý những quy định của keo vật thờ.

CH3: Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang có gì đặc sắc?

CH4: Mục đích của keo vật thờ là gì?

SAU KHI ĐỌC

CH1: Nhan đề Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho người đọc biết gì về nội dung chính được nói tới trong văn bản? Em hãy phân biệt “sới vật” và “hội vật”.

CH2: Theo văn bản, để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị và tiến hành những nghi lễ, nghi thức nào?

CH3: “Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự như thế nào và có những quy tắc gì?

CH4: Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về hội vật? Hãy nêu một hoạt động hội thi truyền thống ở quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động hội vật ở Bắc Giang.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

ĐỌC HIỂU

CH1: “Sới vật” là sàn đấu nơi diễn ra trận đấu vật. Sới vật thể hiện mơ ước mùa màng tươi tốt của người dân.

CH2: 

- Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ

- Mở đầu thực hiện keo vật thờ được giới thiệu

- Tiếng trống chầu điểm thứ ba, họ chắp tay, đồng thời khom lưng “bái tổ” theo thế ba bước tiến lên, ba bước lùi xuống.

- Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi lễ xe đài.

CH3: Các tư thế xe đài đều gắn bó mật thiết tới đặc điểm phong tục, địa lý của vùng đất.

CH4: Mục đích của keo vật thờ là thể hiện sự tài năng, khéo léo của hai đô vật đồng thời thể hiện yếu tố tâm linh sâu sắc cùng ước nguyện.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Nhan đề cho người đọc biết được nội dung chính của văn bản nói về hội vật diễn ra tại Bắc Giang với những hoạt động độc đáo.

- Phân biệt “sới vật” và “hội vật”:

+ “Sới vật” là sàn đấu hình tròn đặt trước sân đình, được dùng làm nơi diễn ra các keo vật.

+ “Hội vật” là một lễ hội bao gồm phần nghi thức như “keo vật thờ” và các keo vật thi đấu với nhiều người khán giả tới xem.

CH2: Chuẩn bị hai đô vật có tiếng trong vùng, vừa có tài lại vừa có đức.

CH3: Giới thiệu- ba hồi trống thực hiện các động tác khác nhau – kết thúc keo vật cả 2 cùng thua.

CH4: Văn bản giúp em hiểu về “sới vật” cùng những ý nghĩa văn hóa.

Lễ hội tung còn - Thanh Hóa: Trước khi mở màn thi đấu, trọng tài thường là một cụ cao niên có uy tín trong vùng sẽ đặt hai quả còn to nhất lên mâm để làm lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu đầy đàn. Khi phần lễ kết thúc, hai đội nam nữ sẽ mặc trang phục truyền thống để thi tung còn trên bãi cỏ rộng.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 7 tập 1 cánh diều, soạn Văn 7 tập 1 cánh diều trang 109, soạn Văn 7 tập 1 CD trang 109

Bình luận

Giải bài tập những môn khác