5 phút soạn Văn 7 tập 1 cánh diều trang 26

5 phút soạn Văn 7 tập 1 cánh diều trang 26. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1: TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CH1: Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của Đoàn Giỏi). Các từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì trong việc phản ánh con người, sự vật?

a) Tía thấy con ngủ say, tía không gọi.

b) Điều đó, má nuôi tôi quả quyết...

c) Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chú!

d) Bả không thua anh em ta một bước nào đâu.

CH2: Những từ nào trong các câu dưới đây là từ địa phương? Chúng được sử dụng ở vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó và nêu tác dụng của việc sử dụng chúng trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ của Sơn Tùng.

a) Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nớ hẳn là mắt tiên, cha nhể?

b) Đền ni thờ một ông quan đời nhà Lý đó, con ạ.

c) Việc đời đã dớn dận, mi lại "thông minh" dớ dận nốt.

CH3: Viết đúng và luyện phát âm một số từ có đặc điểm sau:

a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v:

- l, ví dụ: lo lắng, lạnh lùng,...

- n, ví dụ: no nê, nao núng,...

- v, ví dụ: vội vàng, vắng vẻ,...

b) Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t:

- n, ví dụ: bàn bạc, bền bỉ, ngăn cản,...

- t, ví dụ: bắt bớ, luật lệ, buốt giá,...

c) Từ có tiếng chứa có thanh hỏi, thanh ngã:

- Thanh hỏi, ví dụ: tỉ mỉ, nghỉ ngơi,...

- Thanh ngã, ví dụ: nghĩ ngợi, mĩ mãn,...

CH4: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

CH1: - Các từ địa phương trong các câu là:

a) Tía: có nghĩa là bố

b) Má: có nghĩa là mẹ

c) Đưa giùm: có nghĩa là mang giúp

d) Bả: có nghĩa là bà

- Các từ tía, má, đưa giùm, bả trong các ví dụ trên thường được sử dụng ở miền Nam Bộ.

- Tác dụng của các từ địa phương:

+ Từ tía, má, bả thể hiện quan hệ gần gũi trong gia đình, giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách xưng hô trong giao tiếp cũng như văn hóa của họ.

+ Từ đưa giùm thể hiện được sự thân thương và gần gũi trong cuộc sống thường ngày.

CH2: Từ địa phương trong các câu là:

a) nớ, cha nhể

b) đền ni 

c) dớ dận, mi 

- Các từ nớ, cha nhể, đền ni, dớ dận, mi thường được sử dụng ở Trung Bộ.

- Nghĩa của các từ địa phương trên là: nớ (ấy/kia), cha nhể( bố nhỉ), đền ni (chùa này) dớ dận (ngớ ngẩn), mi (mày). Sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn trích “Dọc đường xứ nghệ” thể hiện quan hệ cha con gần gũi trong gia đình, thể hiện được cách giao tiếp vùng miền xứ Nghệ và tô đậm màu sắc địa phương.

CH3: Học sinh tự thực hiện.

CH4: Việc sử dụng từ ngữ địa phương như "hến", "kẹp rau bưng", ….trong "Chuyện cơm hến" đã tạo nên không gian văn hóa đặc trưng, làm nổi bật giá trị nội dung tác phẩm. Từ ngữ địa phương giúp miêu tả sinh động món ăn, khơi gợi tò mò, thu hút người đọc. Cách xưng hô địa phương thể hiện sự gần gũi, thân mật, tạo bầu không khí ấm áp. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 7 tập 1 cánh diều, soạn Văn 7 tập 1 cánh diều trang 26, soạn Văn 7 tập 1 CD trang 26

Bình luận

Giải bài tập những môn khác