5 phút soạn Văn 7 tập 1 cánh diều trang 46

5 phút soạn Văn 7 tập 1 cánh diều trang 46. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2: THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: ÔNG ĐỒ

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CHUẨN BỊ

CH1: Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ nào khác không? Đọc trước bài thơ Ông đồ; tìm hiểu thêm về tác giả Vũ Đình Liên.

CH2: Tìm hiểu thêm về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp).

CÂU HỎI ĐỌC HIỂU

CH1: Xác định vần và nhịp của bài thơ.

CH2: Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên như thế nào?

CH3: Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nào?

CH4: Từ "nhưng" ở dòng 9 có vai trò gì?

CH5: Các hình ảnh ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu?

CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

CH1: Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì?

CH2: Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?

CH3: Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?

CH4: Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

CH5: Nêu cảm nhận của em về các câu thơ sau:

- Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu...

- Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài trời mưa bụi bay.

Theo em, những câu thơ đó tả cảnh hay tả tình? Vì sao?

CH6: Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục "xin chữ" mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

CHUẨN BỊ

CH1: Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ nào khác: Ông đồ (Vũ Đình Liên), Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh),...

- Tác giả Vũ Đình Liên (1913 - 1996): Vũ Đình Liên (1913 - 1996) là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới Việt Nam. Ông sinh ra tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở Hải Dương.

CH2: Chữ Nho (hay còn gọi là Hán tự) là hệ thống chữ viết được sử dụng phổ biến ở khu vực Đông Á, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số vùng lãnh thổ khác

CÂU HỎI ĐỌC HIỂU

CH1: Vần: vần chân cách, vần liền.Nhịp thơ: 2/3, 3/2, 1/2/2.

CH2: Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên thật đẹp, tràn đầy sức sống.

CH3: Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết ông được những người thuê viết tấm tắc khen tài, những nét chữ ngay ngắn, đẹp đẽ.

CH4: Từ "nhưng" ở dòng 9 có vai trò thay đổi nội dung biểu hiện trong bài thơ, cho thấy sự đối lập cảnh và người ở phần đầu với phần sau của bài thơ.

CH5: Hình ảnh ông đồ ở khổ thơ cuối đối lập với khổ thơ đầu:

Khổ đầu: Ông đồ trên phố, tấp nập ngày Tết, đào nở, giấy đỏ.

Khổ cuối: Ông đồ vắng bóng, gợi sự thiếu vắng, mai một giá trị văn hóa.

=>Nỗi buồn thương cho ông đồ cùng nỗi tiếc nuối cho giá trị văn hóa truyền thống.

CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

CH1: Viết về ông đồ già xin chữ đầu năm.

Chủ đề: Nỗi tiếc, thương cảm và hoài niệm cho một nét đẹp văn hóa truyền thống 

CH2: Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian. Cách trình bày ấy có tác dụng khiến người đọc dễ dàng nắm được mạch tuyến tính của văn bản.

CH3: Hình ảnh ông đồ qua các khổ thơ:

Khổ 1, 2:

Bày mực tàu, giấy đỏ trong không khí đông vui, tấp nập.

Tài năng được ca ngợi: "phượng múa, rồng bay".

Khổ 3, 4:

Ế ẩm: "giấy đỏ buồn không thắm", "mực đọng trong nghiên sầu".

Vắng bóng người thuê viết.

Thể hiện:

Nỗi buồn của ông đồ.

Sự mai một của văn hóa truyền thống.

CH4: - Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu".

→ Tác dụng: Làm cho sự vật trở nên có hồn, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ.

+ Câu hỏi tu từ:

•         "Người thuê viết nay đâu?"

•         "Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?"

→ Tác dụng: khơi gợi cảm nhận và suy nghĩ trong lòng người đọc về những giá trị xưa cũ đang bị lãng quên.

CH5: Các câu thơ trên đều diễn tả nỗi buồn của cảnh vật. Cách tả cảnh này đã cho thấy được tâm trạng của ông đồ trong bức tranh xuân ấy, đồng thời cho thấy được tình cảm, tâm trạng của tác giả Vũ Đình Liên khi nhìn thấy những giá trị truyền thống đang bị mai một. 

CH6: Tục xin chữ đầu năm thể hiện việc coi trọng chữ nghĩa, tri thức. Xin chữ với hi vọng may mắn, bình an,...

 Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ chọn vẽ một trong các hình ảnh: Ông đồ ngồi một mình trên phố đông người qua, giữa tiết trời mưa phùn, nhớ lại kỉ niệm về người người đi xin chữ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 7 tập 1 cánh diều, soạn Văn 7 tập 1 cánh diều trang 46, soạn Văn 7 tập 1 CD trang 46

Bình luận

Giải bài tập những môn khác