5 phút soạn Văn 7 tập 1 cánh diều trang 84
5 phút soạn Văn 7 tập 1 cánh diều trang 84. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 4: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN
ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
CHUẨN BỊ
CH 1: Văn bản viết về vấn đề gì? Nhan đề văn bản thể hiện vấn đề ấy như thế nào? Mục đích của văn bản là gì?
CH 2: Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào? Đọc trước văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam", tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Bùi Hồng.
CÂU HỎI ĐỌC HIỂU
CH 1: Phần (1) nêu khái quát đặc điểm gì của truyện Đất rừng phương Nam?
CH 2: Mở đầu phần (2), tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh gì?
CH 3: Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết.
CH 4: Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này (cuối đoạn 2) này lấy từ tác phẩm của ai?
CH 5: Câu mở đầu phần (3) cho biết nội dung chính của phần này là gì?
CH 6: Những nhân vật nào được nhắc tới trong phần (3)?
CH 7: Chú ý các lí lẽ của tác giả giải thích về tính cách con người Nam Bộ.
CH 8: Câu nào nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?
CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
CH1: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy?
CH 2: Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết.
CH 3: Trong phần (3), tác giả đã so sánh hai nhân vật: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này
CH 4: Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ được mục đích ấy như thế nào?
CH 5: Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1?
CH 6: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
CHUẨN BỊ
CH 1: Văn bản viết về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam. Nhan đề văn bản đã nêu rõ vấn đề được thể hiện trong văn bản. Mục đích của văn bản là cho thấy đặc điểm của thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.
CH 2: Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản: bằng chứng để chứng minh cho lí lẽ; lí lẽ để chứng minh cho ý kiến.
- Thông tin về nhà văn Bùi Hồng: Tên thật là Bùi Văn Hồng, quê ở Hà Tĩnh. Bắt đầu viết văn từ năm 1951.
CÂU HỎI ĐỌC HIỂU
CH 1: Phần (1) nêu khái quát đặc điểm hình thức của truyện Đất rừng phương Nam.
CH 2: Viết văn dựa trên vốn sống phong phú khiến người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
CH 3:
Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết:
- Lí lẽ:
1. Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác
2. Người đọc không chỉ ngạc nhiên mà còn thấm đẫm cảm xúc, bởi Đoàn Giỏi là một nhà thơ, một “thi sĩ của đất rừng phương Nam”.
- Bằng chứng:
1. Ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi.
2. Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh mặt trời vàng óng… dãy trường thành vô tận.
CH 4: Lấy từ tác phẩm của Đoàn Giỏi.
CH 5: Con người Nam Bộ trong Đất rừng phương Nam.
CH 6: Những nhân vật được nhắc tới trong phần (3): dì Tư Béo, lão Ba Ngủ, ông Hai, chú Võ Tòng, An, vợ ông Hai, vợ chú Võ Tòng, địa chủ, con chó Luốc.
CH 7: Các lí lẽ của tác giả giải thích về tính cách con người Nam Bộ:
- Ông không nhiều lời, đôi khi chỉ vài ba nét.
- Tôi muốn nói kĩ hơn hai nhân vật được ông khắc họa kĩ lưỡng nhất
CH 8: “Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang."
CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
CH 1: Bàn luận về vấn đề thiên nhiên và con người trong "Đất rừng phương Nam".Nhan đề của văn bản đã thể hiện trực tiếp và nêu rõ vấn đề mà tác phẩm bàn luận..
CH 2:
Lí lẽ | Bằng chứng |
Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. |
Ba ba to bằng cái nìa, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi |
Cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh mặt trời vàng óng |
Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng
|
Nỗi rợn ngợp trước dòng sông Năm Căn | “Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác,cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng… con sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận…” |
CH 3:
*Giống nhau:
- Đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ, bị chúng cướp công, cướp người yêu, cướp vợ, đánh trả và đi tù
- Cả hai đều có phẩm chất gan dạ, dũng cảm, mạnh mẽ.
- Đều có tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc
| Chú Võ Tòng | Ông Hai bán rắn |
Khác nhau | -Chú Võ Tòng gây án , tự đến nhà việc nộp mình, mãn hạn tù trở về con chết, vợ đi làm lẽ cho chủ đất. Chú vào rừng làm nghề sẵn bẫy thú - Không ai biết chú tên gì, là người ở đâu. Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu. | - Ông Hai bán rắn trốn tù, đón vợ và bỏ vào rừng U Minh, cả gia đình trên con thuyền nhỏ lang thang kiếm sống bằng đủ thứ nghề. - Gương mặt ông khoáng đạt, dễ mến, da mặt như người trẻ, chỉ ở đoi khóe mắt và trên vầng trán cao là xó xếp mấy đường nhăn |
CH 4: Mục đích chính của văn bản nghị luận trên là cho thấy đặc điểm của thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.
- Mỗi phần trong văn bản đã làm rõ từng ý của mục đích:
+ Phần (1): Nêu khái quát đặc điểm nghệ thuật của truyện Đất rừng phương Nam.
+ Phần (2): Nêu đặc điểm thiên nhiên trong truyện Đất rừng phương Nam.
+ Phần (3): Nêu đặc điểm con người trong truyện Đất rừng phương Nam.
CH 5: Nội dung và mục đích của cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa ông Hai và chú Võ Tòng.
CH 6: Văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 7 tập 1 cánh diều, soạn Văn 7 tập 1 cánh diều trang 84, soạn Văn 7 tập 1 CD trang 84
Bình luận