5 phút soạn Văn 7 tập 2 cánh diều trang 10

5 phút soạn Văn 7 tập 2 cánh diều trang 10. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 6: TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ

BỤNG VÀ RĂNG MIỆNG, TAY, CHÂN

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CHUẨN BỊ

Trong thực tế cuộc sống, em đã từng ghen tị, so bì với người khác tương tự các nhân vật ở truyện ngụ ngôn này chưa? Hãy chia sẻ về câu chuyện ấy.

ĐỌC HIỂU

CH 1: Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?

CH  2: Chú ý cách phản ứng của các thành viên cơ thể.

CH  3: Kết quả cuối cùng thế nào?

CH  4: Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?

SAU KHI ĐỌC

CH 1: Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

CH 2: Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu ra sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: tìm sự giống và khác nhau về đề tài, cách kể, nhân vật, nội dung, bài học,...).

CH 3: Theo em, có thể rút ra được bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

CH 4: Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em.

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

CHUẨN BỊ

Em đã từng ghen tị với em trai thì em trai không phải làm việc nhà còn em phải làm rất nhiều công việc nhà như rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, lau nhà,…do bố mẹ giao.

CÂU HỎI ĐỌC HIỂU

CH 1: Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn: Ghen tỵ với bụng

CH 2: Các thành viên không làm việc

CH 3: Các bộ phận trở nên mệt mỏi

CH 4:  Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện.

CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

CH 1: Vào một ngày đẹp trời, các thành viên trên cơ thể họp nhau lại và đình công bởi lí do là Bụng nhàn nhã không phải làm việc còn các thành viên khác phải làm việc vất vả. Và kết quả là các thành viên đều mệt mỏi rã rời, nhận ra hành động sai trái của mình và cùng nhau đoàn kết để có cơ thể khỏe mạnh.

CH 2: Điểm giống nhau giữa truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân và các truyện ngụ ngôn đã học (Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường):

+ Về đề tài: Đều lấy đề tài gần gũi, thể hiện suy ngẫm về những bài học luân lí ở đời.

+ Về nhân vật: Đều mượn con vật, con người, cơ thể người để xây dựng nhân vật.

+ Về cách kể: Ngắn gọn, ít tình tiết.

+ Về bài học: Nêu lên bài học nhằm giáo dục, khuyên răn con người về cách sống, lối đối nhân xử thế.

- Điểm khác nhau: Ở những truyện ngụ ngôn khác được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần. Ở truyện của Ê-dốp tác giả viết bằng thơ.

CH 3: Trong tập thể, mỗi cá nhân phải có ý thức đoàn kết, góp phần tạo nên sức mạnh.

CH 4: 

- So sánh: 

 

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam)

Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân (Hi Lạp)

Thể loại

Văn xuôi

Văn vần

Nhân vật

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Nội dung

Sự đố kị giữa các thành viên trên cơ thể

Sự đố kị giữa các thành viên trên cơ thể

Bài học

Phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

Phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

 Nhận xét: Truyện ngụ ngôn Việt Nam và truyện Ê- dốp chỉ khác nhau chủ yếu về thể loại và một số nhân vật trong truyện.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 7 tập 2 cánh diều, soạn Văn 7 tập 2 cánh diều trang 10, soạn Văn 7 tập 2 CD trang 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác