Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều tập 2 bài 6 Thực hành đọc hiểu Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Bài 6: TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ- bộ sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chân, tay, tai, mắt, miệng là truyện ngụ ngôn:
A. Nhân hóa các bộ phận trên thân thể con người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng
- B. Ẩn dụ các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng
- C. Hoán dụ các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng
- D. So sánh các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng
Câu 2: Tại sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai lại so bì với bác Miệng
A. Họ nhận thấy họ phải làm việc cực nhọc quanh năm, còn lão Miệng không phải làm gì vẫn có cái ăn
- B. Từ lâu họ đã thấy lão Miệng khác họ
- C. Họ không thích tính cách của lão Miệng
- D. Cả B và C đều đúng
Câu 3: Tai, Mắt, Chân, Tay, Miệng tượng trưng cho những con người trong một tổ chức, đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 4: Truyện mang ý nghĩa gì?
- A. Mỗi cá nhân không thể tách khỏi mối quan hệ mật thiết với cộng đồng
- B. Sống trong cộng đồng cần có tinh thần tập thể, một người vì mọi người
C. Cả A và B đều đúng
- D. A đúng, B sai
Câu 5: Truyện ngụ ngôn không nhất thiết sử dụng yếu tố thần kì, nếu có thì chỉ có thể giúp ta diễn đạt một cách sinh động những khái niệm khô khan, đúng hay sai?
- A. Đúng
B. Sai
Câu 6: Truyện ngụ ngôn là gì?
- A. Truyện có tính chất gây cười
- B. Truyện kể về nguồn gốc dân tộc và những sự kiện lịch sử trong quá khứ
- C. Truyện kể về sự tích các loại vật, đồ vật
D. Truyện kể về loài vật, đồ vật, cây cối, con người, nhằm đưa ra những bài học khuyên răn con người.
Câu 7: Ai là người đưa ra quan điểm: cả bọn không làm gì nữa thử xem lão Miệng có sống được không?
A. Cậu Tay
- B. Cô Mắt
- C. Bác Tai
- D. Cậu Chân
Câu 8: Khi nghe mọi người nói: “Từ nay chúng tôi không làm gì để nuôi ông nữa” thì thái độ của bác Miệng như thế nào?
- A. Rất buồn phiền
B. Rất ngạc nhiên
- C. Rất đau khổ
- D. Rất bình tĩnh
Câu 9: Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng có ý nghĩa giống truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo, đúng hay sai?
- A. Đúng
B. Sai
Câu 10: Kết thúc của truyện ngụ ngôn này là kết thúc có hậu, do ý thức được bản chất vấn đề, đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 11: Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?
- A. Ghen tị
B. Hưởng thụ
- C. Xum vầy
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12: Cách phản ứng của các thành viên cơ thể?
- A. Cãi vã
- B. Đánh nhau
C. Tuyệt thực
- D. Đi ngủ
Câu 13: Kết quả cuối cùng thế nào?
- A. Đình công
- B. Tất cả đều xơ xác
- C. mệt mỏi, rã rời
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14: Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?
A. Bài học của truyện
- B. Cơ hội cho các bộ phận
- C. Ý nghĩa câu chuyện
- D. Tất cả đều được giảng hòa
Câu 15: Theo em, có thể rút ra bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?
- A. Trong một tập thể, cần phải có sự đấu tranh, đoàn kết, thấu hiểu với những người trong một tập thể.
B. Trong một tập thể, cần phải có sự yêu thương, đoàn kết, thấu hiểu với những người trong một tập thể.
- C. Trong một tập thể, cần phải có sự yêu thương, phân chia rõ ràng với những người trong một tập thể.
- D. Trong một tập thể, cần phải có sự yêu thương, tranh chấp với những người trong một tập thể.
Câu 16: Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp giống nhau như thế nào?
- A. Các nhân vật đều là bộ phận cơ thể người.
- B. Có sự tranh chấp, cãi vã
- C. Cùng mang thông điệp về sự đoàn kết.
D. A và C đúng
Câu 17: Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp khác nhau như thế nào?
- A. Không cùng thể loại truyện
- B. Khác nhau về bộ phận thân thể
- C. Các kể khác nhau
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 18: Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng được kể bằng hình thức nào?
A. Văn xuôi
- B. Văn vần
- C. Tự sự
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 19: Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã tranh cãi về vấn đề gì?
- A. Lao động
- B. Sự hưởng thụ
- C. sự phân chia công việc
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 20: Ai là người đưa ra quan điểm: cả bọn không làm gì nữa thử xem lão Miệng có sống được không?
A. Cậu Tay
- B. Cô Mắt
- C. Bác Tai
- D. Cậu Chân
Bình luận