Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều bài 2 Thực hành tiếng việt (trang 48)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Bài 2 thơ bốn chữ, năm chữ - bộ sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì?

  • A. Lưng mẹ còng đối lập với cau vẫn thẳng
  • B. Cau - ngọn xanh rờn đối lập với mẹ - đầu bạc trắng
  • C. Cau ngày càng cao đối lập với mẹ ngày một thấp/ Cau gần với giời đối lập với mẹ thì gần đất
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Tác dụng của bố trí thành từng cặp đối lập?

  • A. Thấy được sự tương phản giữa hình ảnh cau và mẹ
  • B. Cách bố trí này làm tăng tính biểu cảm cho hình ảnh người mẹ
  • C. Thấy nỗi niềm của người con khi thấy mẹ mình ngày một già đi, đồng thời khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

(Đỗ Trung Lai)

  • A. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh để miêu tả hình ảnh người mẹ.
  • B. Hình ảnh mẹ không được miêu tả trực tiếp theo cách: "Mẹ khô gầy", mà là miêu tả gián tiếp bằng cách so sánh.
  • C. Cách so sánh cau "khô gầy như mẹ" là một cách so sánh mang tính miêu tả, để nói rằng người mẹ có dáng vẻ "khô gầy", dáng vẻ đã già đi nhiều rồi.
  • D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Câu hỏi "Sao mẹ ta già?" trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tình cảm của tác giả?
  • A. Ý trách cứ ở đây có nhiều hơn khát vọng mẹ được trẻ mãi.
  • B.  Ý trách cứ này trong câu hỏi bề ngoài có sự gai góc khi dám xưng với giời là "ta".
  • C. Vì thương mẹ mà buồn, mà trách cứ ông giời dù cho ai chẳng biết sinh, lão, bệnh, tử vốn là lẽ thường của đời người.
  • D. cả 3 đáp án trên
Câu 5: Tìm các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên)?
  • A. "Người thuê viết nay đâu?"
  • B. Ông đồ vẫn ngồi đây
  • C. "Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?"
  • D. Cả A và C đúng
Câu 6: Tác giả sử dụng những câu hỏi đó để biểu đạt điều gì?
  • A. Câu hỏi tu từ được tác giả sử dụng để nhấn mạnh sự phai nhạt của lòng người đối với tục xin chữ đầu năm đồng thời thể hiện cảm xúc xót xa cho giá trị của những thế hệ đi trước không còn chỗ trong đời sống đương thời.
  • B. Sử dụng câu hỏi tu từ còn làm khơi gợi cảm xúc và suy nghĩ trong lòng người đọc về những giá trị truyền thống, về hồn cốt, tinh thần của "những người muôn năm cũ"
  • C. một cách để khẳng định ngầm những giá trị và hy vọng xã hội sẽ biết trân trọng, gìn giữ, phát huy những giá trị đó.
  • D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Bài thơ Một mình trong mưa được viết theo thể thơ nào?
  • A. Lục bát
  • B. Bốn chữ
  • C. Năm chữ
  • D. Tự do
Câu 8: Các dòng trong bài thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?
  • A. 1/3
  • B. 3/1
  • C. 2/2
  • D. 1/1/2
Câu 9: Cách gieo vần của bài thơ thuộc loại nào?
  • A. Vần liền
  • B. Vần cách
  • C. Vần hỗn hợp
  • D. Vần chân
Câu 10: Bài thơ có thể được xếp vào nhóm đề tài nào?
  • A. Tình mẹ con
  • B. Tình cha con
  • C. Tình bà cháu
  • D. Tình vợ chồng
Câu 11: Hình ảnh "cò" trong bài thơ có thể tượng trưng cho ai?
  • A. Người mẹ
  • B. Người cha
  • C. Người vợ
  • D. Người chồng
Câu 12: Bài thơ không nhằm nhấn mạnh đặc điểm nào của "cò"?
  • A. Vất vả, chịu thương chịu khó
  • B. Thương con, hi sinh vì con
  • C. Cô đơn, lẻ loi một mình
  • D. Đảm đang, tháo vát

Câu 13: Qua bài thơ, tác giả chủ yếu dành cho "cò" thái độ, tình cảm gì?

  • A. Kính trọng, nể phục
  • B. Đồng cảm, xót thương
  • C. Ngưỡng mộ, ngợi ca
  • D. Yêu mến, sẻ chia
Câu 14: Biện pháp tu từ nào không có trong bài thơ trên?
  • A. Ẩn dụ
  • B. Tương phản
  • C. So sánh
  • D. Điệp cấu trúc
Câu 15: Từ nào sau đây là từ ghép?
  • A. Lận đận
  • B. Bơ vơ
  • C. Khắc khoải
  • D. Lặn lội
Bài 16: Cảm xúc chủ đạo trong bài thơ Ông đồ là gì?
  • A. Đau đớn, bi lụy
  • B. Hào hùng, khỏe khoắn
  • C. Sâu sắc, thâm trầm
  • D. Ngậm ngùi, xót xa

Câu 17: Ông đồ hiện lên với hoàn cảnh thế nào?

  • A. Đâu khổ, bất lực
  • B. Bị đàn áp, hắt hủi
  • C. Đáng thương
  • D. Được chào đón nồng nhiệt

Câu 18:  Bài thơ thể hiện cảm xúc gì của tác giả dành cho Ông đồ?

  • A. Thương cảm
  • B. Kính trọng
  • C. Không quan tâm
  • D. Biết ơn

Câu 19: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Ông đồ?

  • A. Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ
  • B. Nghệ thuật miêu tả loài sinh vật, đặc sắc
  • C. Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng chặt chẽ
  • D. Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng không chặt chẽ

Câu 20:  Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ Ông đồ?

  • A. Lá vàng
  • B. Hoa đào
  • C. Mực tàu
  • D. Giấy đỏ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác