Soạn bài 2: Thực hành tiếng việt (trang 48)
Soạn bài 2: Thực hành tiếng việt (trang 48) sách cánh diều ngữ văn 7 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
CH1. Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì.
Trả lời:
- Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa:
- Lưng mẹ còng đối lập với cau vẫn thẳng
- Cau - ngọn xanh rờn đối lập với mẹ - đầu bạc trắng
- Cau ngày càng cao đối lập với mẹ ngày một thấp
- Cau gần với giời đối lập với mẹ thì gần đất
=> Tác dụng của cách bố trí như vậy cho thấy được sự tương phản giữa hình ảnh cau và mẹ. Theo thời gian, cau càng ngày càng phát triển, cao, xanh tốt, còn mẹ theo thời gian lại già đi. Cách bố trí này làm tăng tính biểu cảm cho hình ảnh người mẹ, cho thấy nỗi niềm của người con khi thấy mẹ mình ngày một già đi, đồng thời khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc.
CH2. Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
(Đỗ Trung Lai)
Trả lời:
Trong khổ thơ "Một miếng... được lệ", tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh để miêu tả hình ảnh người mẹ. Hình ảnh mẹ không được miêu tả trực tiếp theo cách: "Mẹ khô gầy", mà là miêu tả gián tiếp bằng cách so sánh. Cụ thể ở đây là so sánh cau với hình ảnh của mẹ. Như vậy mẹ đã trở thành thước đo của sự "khô gầy". Tính từ "khô gầy" cho thấy dáng vẻ già nua, thiếu sức sống. "Khô gầy" hoàn toàn đối lập với "tươi tắn". Hình ảnh mẹ già khiến người con thấy bùi ngùi, xúc động. Nhưng nếu nói thẳng ra là "mẹ đã già" thì thật không còn là thơ và cũng chẳng cho thấy sự tế nhị của người con. Cách so sánh cau "khô gầy như mẹ" là một cách so sánh mang tính miêu tả, để nói rằng người mẹ có dáng vẻ "khô gầy", dáng vẻ đã già đi nhiều rồi. Cái ý tác giả muốn truyền đạt ở đây ẩn đằng sau câu chữ và biện pháp tu từ so sánh. Sự ẩn giấu ấy làm cho khổ thơ trở nên ý tứ và xúc động.
Bình luận