Soạn bài 2: Đọc hiểu văn bản Ông đồ

Soạn bài 2: Đọc hiểu văn bản Ông đồ sách cánh diều ngữ văn 7 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. CHUẨN BỊ

CH1. Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ nào khác không? Đọc trước bài thơ Ông đồ; tìm hiểu thêm về tác giả Vũ Đình Liên.

Trả lời:

- Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ nào khác: Ông đồ (Vũ Đình Liên), Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh),...

- Tác giả Vũ Đình Liên (1913 - 1996):

+ Sinh tại Hà Nội, quê gốc ở Hải Dương.

+ Đỗ tú tài năm 1932, từng dạy học ở các trường: trường tư thục Thăng Long, trường Gia Long, trường nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống. Ông học thêm trường Luật đỗ bằng cử nhân, về sau làm công chức ở Nha Thương chính (còn gọi là sở Đoan) Hà Nội.

+ Năm 1936, ông được biết đến với bài thơ "Ông đồ" đăng trên báo Tinh Hoa.

+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.

+ Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.

+ Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác thơ không nhiều nhưng chỉ với bài Ông đồ, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới.

CH2. Tìm hiểu thêm về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp).

Trả lời:

- Chữ Nho, chính xác hơn là chữ Hán (phồn thể) là chữ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từng là văn tự được sử dụng chung tại các nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc. Chữ Hán được truyền bá vào Việt Nam với vai trò là văn tự chính thống.

- Nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp):

+ Là nghệ thuật thư pháp lấy chữ Hán làm chất liệu, là một sản phẩm song hành cùng quá trình chữ Hán được truyền bá. Các nước Trung, Nhật, Việt, Triều-Hàn đều từng tồn tại thư pháp chữ Hán.

+ "Thư pháp không phải là việc viết viết chữ đẹp, nó cũng không sinh ra từ những người chỉ học Hán học, thư pháp và viết đẹp đủ lục thư, mà nó chỉ sinh ra từ danh nhân. Danh nhân dù chữ nghĩa có loạc choạc đôi chút, thì chữ nghĩa cũng có thần thái, có đời sống nhân thế ở đó [...]" (Phan Cẩm Thượng - lời giới thiệu sách Lịch sử thư pháp Việt Nam của Nguyễn Sử)

B. Bài tập và hướng dẫn giải

2. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Xác định vần và nhịp của bài thơ.

Câu 2. Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên như thế nào?

Câu 3. Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nào?

Câu 4. Từ "nhưng" ở dòng 9 có vai trò gì?

Câu 5. Các hình ảnh ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu?

CÂU HỎI

Câu 1. Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì?

Câu 2. Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?

Câu 4. Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

Câu 5. Nêu cảm nhận của em về các câu thơ sau:

- Giấy đỏ buồn không thắm;

  Mực đọng trong nghiên sầu...

- Lá vàng rơi trên giấy;

  Ngoài trời mưa bụi bay.

Theo em, những câu thơ đó tả cảnh hay tả tình? Vì sao?

Câu 6. Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục "xin chữ" mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Ông đồ?

Câu hỏi 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Ông đồ

Câu hỏi 3. Phân tích tác phẩm Ông Đồ

Câu 4. Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng đặc sắc trong đoạn thơ sau: 

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu..."

Câu 5. Có ý kiến cho rằng: "Thơ Vũ Đình Liên mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ". Hãy nêu cách hiểu của em về "niềm hoài cổ"? "Niềm hoài cổ" trong bài thơ "Ông đồ" được thể hiện như thế nào?

Câu 6. Trong bài "Ông đồ", nhà thờ Vũ Đình Liên có viết:

" Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

a. Em hiểu từ "xưa" và "cũ" trong đoạn trên như thế nào?

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng hai từ trên trong đoạn thơ.

Câu hỏi 7. Một trong những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Ông đồ" (Vũ Đình Liên) là sử dụng nghệ thuật đối lập. Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của nghệ thuật đó bằng cách hoàn thiện bảng đưới đây:

Hình ảnh ông đồ thời vàng son Hình ảnh ông đồ thời tàn lụi  Tác động
   

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 7 tập 1 cánh diều, giải sách lớp 7 cánh diều, soạn văn 7 bài 2 cánh diều, soạn văn 7 bài Đọc hiểu văn bản Ông đồ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác