5 phút soạn Văn 7 tập 1 cánh diều trang 21

5 phút soạn Văn 7 tập 1 cánh diều trang 21. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1: TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

 

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CÂU HỎI ĐỌC HIỂU

CH1: Chú ý người kể ngôi thứ nhất và tác dụng của ngôi kể này.

CH2: Từ sự khác thường của bối cảnh buổi học, dự đoán về sự kiện xảy ra.

CH3: Chú ý không khí lớp học; cách ăn mặc và thái độ khác thường của thầy Ha – men.

CH4: Chú ý sự đối lập trong cảm nhận của Phrăng về những cuốn sách.

CH5: Tại sao thầy Ha-men lại nói: "... con bị trừng phạt thế là đủ rồi..."?

CH6: Em có suy nghĩ gì về những dòng chữ in đậm sau: "khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù"?

CH7: Băn khoăn của cậu bé Phrăng về các con chim bồ câu trên mái nhà trường gợi cho em những suy nghĩ gì?

CH8: Chú ý hình dáng, vẻ mặt của thầy Ha – men khi viết dòng chữ cuối cùng ở phần 5.

CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

CH1: Em hiểu thế nào về nhan đề Buổi học cuối cùng? Người kể lại câu chuyện là ai? Chỉ ra tác dụng của ngôi kể này.

CH2: Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Ha-men được nhà văn khắc họa từ những phương diện nào? Hãy nêu ra một số biểu hiện cụ thể trong văn bản.

CH3: Phân tích một số chi tiết cụ thể (suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Ha-men và thái độ đối với việc học tiếng Pháp) để làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" trong "buổi học cuối cùng".

CH4: Thầy Ha-men "người tái nhợt", "nghẹn ngào, không nói được hết câu", "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!" và "đầu dựa vào tường", "chẳng nói", chỉ "giơ tay ra hiệu",... Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được tâm trạng gì của thầy Ha-men?

CH5: Câu chuyện đã bồi đắp cho em những phẩm chất nào? Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong truyện?

CH6: Trong truyện Buổi học cuối cùng, em thích nhất nhân vật hoặc chi tiết, hình ảnh nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) giải thích lí do vì sao em thích.

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

CÂU HỎI ĐỌC HIỂU

CH1: Tác dụng ngôi kể thức nhất: miêu tả chân thực, thể hiện cảm xúc của tác giả.

CH2: Ta có thể dự đoán được có thể có chuyện buồn.

CH3: - Không khí lớp học: Lớp học trang trọng, có nhiều người đến tham dự

-  Cách ăn mặc của thầy Ha-men: ăn mặc lịch sự, trang trọng hơn mọi ngày

- Thái độ khác thường của thầy Ha-men: dịu dàng trang trọng.

CH4: Đau lòng giã từ.

CH5: Vì Phrăng đã bị phạt nhiều lần, hơn nữa hình phạt không phải là cách dạy dỗ tốt nhất, hơn nữa đây là buổi học tiếng pháp cuối cùng của học sinh trong đó có Phrăng.

CH6: Cho em suy nghĩ rằng tiếng nói là linh hồn, lưu giữ bản sắc dân tộc.

CH7: Sự trong sáng của một cậu bé cũng như chiến tranh

CH8: Hình dáng:Dựa vào tường, dùng hết sức viết chữ

          Nét mặt: Tái nhợt.

CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

CH1: Là buổi học cuối cùng của một lớp học Pháp học tiếng mẹ đẻ,

Người kể chuyện là cậu bé Frăng 

Tác dụng của ngôi kể: miêu tả chân thực, bày tỏ cảm xúc của tác giả.

CH2: Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Ha-men được nhà văn khắc họa từ ngoại hình và cử chỉ. 

+ Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy.

+ Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

+ Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi.

CH3: Thấy thầy giáo có gì đó khác lạ, lớp học trang trọng, thương thầy khi biết nay là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.

=> Diễn biến tâm trạng: cố gắng đi học => thấy lớp học có điều khác thường => nhận ra sẽ không còn được học tiếng Pháp và cảm thấy tiếc nuối => thương thầy => chăm chú nghe giảng, học bài.

CH4: Tâm trạng đau buồn, xúc động, thất thần của thầy Ha-men.

CH5: Câu chuyện đã bồi đắp thêm cho em về lòng yêu nước, yêu văn hóa dân tộc. Qua bài học, em hiểu rằng ta có thể mất độc lập, tự do nhưng tiếng dân tộc còn là đất nước còn.

CH6: Trong "Buổi học cuối cùng", tôi thích nhất hình ảnh thầy Ha-men trong giờ học tiếng Pháp cuối cùng.Thầy Ha-men với mái tóc bạc, đôi mắt sâu thẳm, giọng nói xúc động, thể hiện tình yêu tha thiết với tiếng Pháp. Thầy viết "Tiếng Pháp muôn năm" lên bảng, thể hiện niềm tự hào và mong muốn gìn giữ ngôn ngữ dân tộc. Hình ảnh thầy Ha-men khiến tôi xúc động bởi tình yêu nước, lòng yêu tiếng mẹ đẻ nồng nàn. Thầy là hình ảnh mẫu mực của một người thầy tận tụy, hết lòng vì học sinh, vì văn hóa dân tộc.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 7 tập 1 cánh diều, soạn Văn 7 tập 1 cánh diều trang 21, soạn Văn 7 tập 1 CD trang 21

Bình luận

Giải bài tập những môn khác