Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 cánh diều bài 1: Bài học cuối cùng
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 cánh diều bài 1: Bài học cuối cùng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- An-phông- xơ Đô- đê (1840-1897), nhà văn Pháp
- Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng.
2. Tác phẩm Buổi học cuối cùng
- Kết thúc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp bị nhập vào nước Phổ. Các trường học thuộc hai vùng này bị bắt bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học tiếng Pháp cuối cùng của các em học sinh vùng An-dát.
3. Đọc văn bản
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất (theo lời kẻ của cậu bé Phrăng)
-> Cách kể theo ngôi thứ nhất làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Vì nhân vật kể chuyện là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối. Tâm trạng của nhân vật Phrăng qua đó cũng được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc.
- Bố cục:
+ Phần 1 (Từ đầu tới mà “vắng mặt em”): Khung cảnh trước buổi học
+ Phần 2 (Tiếp đến “cuối cùng này”): Diến biến buổi học cuối cùng
+ Phần 3 (còn lại): Khung cảnh kết thúc buổi học
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Khung cảnh trước lúc bắt đầu buổi học
- Khung cảnh:
+ Trời ấm áp.
+ Sáo hót ven rừng.
=> Quang cảnh tươi sáng, đẹp đẽ, thích hợp để dạo chơi. Khung cảnh như đang mời gọi Phrăng.
- Có nhiều người đang tập trung trước bảng cáo thị ở trụ sở xã – nơi truyền đi những tin tức chẳng lành
=> Dấu hiệu báo một điều không mong muốn sắp xảy đến.
- Không khí lớp học:
+ Thông thường: ồn ào tiếng đọc bài, tiếng gõ thước của thầy giáo.
+ Hôm đó: lặng im, mọi người ngồi vào chỗ, thầy Ha-men thật dịu dàng.
=> Sự khác thường ở trụ sở xã và không khí lớp học báo hiệu những biến cố sắp xảy ra.
2. Khung cảnh buổi học
a. Nhân vật thầy Ha-men
- Trang phục:
+ Mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn.
+ Đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
=> Trang phục đẹp đẽ, trang trọng nhằm tôn vinh buổi học cuối cùng.
- Thái độ: không giận dữ như mọi hôm, hiền từ, dịu dàng.
- Lời nói:
+ Ân cần, dịu dàng
+ Kiên nhẫn giảng bài
+ Giảng giải về ý nghĩa của tiếng Pháp.
=> Đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới. Thầy Ha-men nói về ngôn ngữ dân tộc với sự tự hào, ngợi ca.
- Thầy Ha-men là người thầy đáng kính có tình cảm nồng nàn yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ.
=> Cần phải giữ gìn ngôn ngữ dân tộc vì “khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”
b. Nhân vật cậu bé Phrăng
- Trước đây: Vốn lười học, ham chơi, không ý thức được trách nhiệm của bản thân.
* Trên đường tới trường:
+ Trời ấm, trong trẻo
+ Tiếng sáo hót ven rừng trên đồng cỏ… lính Phổ đang tập…
- Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình.
- Tâm trạng: Chán học ham chơi nhưng đã ý thức được việc đến trường.
* Khi đến trường:
- Lớp học:
+ Thông thường: ồn ào như vỡ chợ
+ Hôm nay: Lặng ngắt, y như buổi sáng chủ nhật.
- Mọi người:
+ Thầy mặc lễ phục, trang trọng, dịu dàng
+ Dân làng lặng lẽ buồn rầu.
- Nghệ thuật quan sát, miêu tả, so sánh.
=> Quang cảnh sân trường và không khí lớp học trang trọng khác thường
* Tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng:
+ Ngạc nhiên:
+ Choáng váng, sững sờ
+ Tự giận mình , đau lòng
+ Lúng túng, lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên.
+ Nuối tiếc, ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung – ý nghĩa
- Thầy Ha-men: Thầy giáo yêu nước: nghiêm khắc nhưng mẫu mực, truyền đạt cho hs tình yêu nước và tiếng nói dt
- Phrăng: Ham chơi nhưng cuối cùng đã hiểu được ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc minh.
2. Nghệ thuật:
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, hành động, ngoại hình.
- Ngôn ngữ tự nhiên, câu văn biểu cảm.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận