5 phút soạn Văn 7 tập 2 cánh diều trang 54
5 phút soạn Văn 7 tập 2 cánh diều trang 54. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 9: TÙY BÚT VÀ TẢN VĂN
ĐỌC HIỂU: CÂY TRE VIỆT NAM
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
CÂU HỎI ĐỌC HIỂU
CH 1: Điểm giống nhau giữa tre, nứa, trúc, mai, vầu là gì?
CH 2: Chú ý tác dụng của việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre”
CH 3: Câu kết phần (2) khái quát điều gì?
CH 4: Nội dung chính của phần (3) là gì?
CH 5: Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn này
CH 6: Chỉ ra tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn này.
CH 7: Nội dung chính của phần (4) là gì?
CH 8: Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định điều gì?
SAU KHI ĐỌC
CH 1: Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút này là gì?
CH 2: Những câu hoặc đoạn văn nào thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về cây tre Việt Nam?
CH 3: Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam.
CH 4: Dẫn ra một hoặc hai câu văn mà em cho là đã thể hiện rõ đặc điểm: Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc.
CH 5: Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam? Nội dung của bài tùy bút có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?
CH 6: Em hãy dẫn ra một số bằng chứng để thấy tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống con người Việt Nam.
PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI
CÂU HỎI ĐỌC HIỂU
CH 1: Điểm giống nhau là cùng một mầm non măng mọc thẳng.
CH 2: Tác dụng của việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa cùng sự xuất hiện của cây tre trong đời sống con người Việt Nam
CH 3: Câu kết phần (2) khái quát rằng tre gắn bó với con người thủy chung suốt cuộc đời.
CH 4:Tre gắn bó với con người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh
CH 5: Biện pháp tu từ nhân hóa, điệp ngữ, liệt kê. Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh tre gắn bó với con người như thế nào; tạo nhịp điệu cho câu văn, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hình ảnh ẩn dụ: "măng non mọc thẳng"→ Tác dụng biểu tượng của thế hệ trẻ -tương lai của đất nước → Niềm tin tưởng sâu sắc của tác giả vào thế hệ trẻ của dân tộc Việt Nam.
CH 6: Điệp ngữ “tre”
Tác dụng:Tạo nhạc điệu cho câu thơ. Nhấn mạnh hình ảnh cây tre với những phẩm chất đáng quý, anh hùng trong chiến đấu để bảo vệ quê hương, chống lại kẻ thù.
CH 7: Nội dung chính của phần 4 là: Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
CH 8: Đoạn kết bài muốn khẳng định những nét đẹp phẩm chất, khí phách của cây tre cũng chính là những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.
CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
CH 1: Tác giả mượn hình ảnh cây tre Việt Nam để nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình về con người Việt Nam
CH 2: Tình cảm yêu mến, tự hào về Cây tre Việt Nam được tác giả thể hiện xuyên suốt cả văn bản:
- Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động.
+ Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn.
+ Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
+ Tre là cánh tay của người nông dân.
+ Tre vất vả mãi với người: cối xay tre nặng nề quay.
+ Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày.
+ Tre buộc chặt những tình cảm chân quê.
+ Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già.
+Tre chung thủy.
- Tre sát cánh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc
+ Tre là tất cả, tre là vũ khí - tre xung phong vào xe tăng, đại bác
+ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
+ Tre hi sinh để bảo vệ con người.
- Tre là người bạn của dân tộc ta
+ Tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình….
+ Tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam
CH 3: Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng gần như toàn bài.Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa chủ yếu nhằm biểu đạt sự thân thiết, tre với người như một; tre là người và người như tre, cũng chung những hành động và phẩm chất cao đẹp như nhau.
CH 4: “Đâu đâu ta cũng có nứa, tre làm bạn. Tre, nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu, tre cũng sống. Ở đâu, tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre ấy trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.”.
CH 5: Tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp: anh dũng, cần cù, bền bỉ, thủy chung sống có nghĩa, có tình, …
CH 6: Trong cuộc sống ngày nay tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống của nhân dân Việt Nam.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 7 tập 2 cánh diều, soạn Văn 7 tập 2 cánh diều trang 54, soạn Văn 7 tập 2 CD trang 54
Bình luận