Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều bài 1 Thực hành tiếng việt trang 26 (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 1 Thực hành tiếng việt trang 26 phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Từ "dằm thượng” trong câu sau có nghĩa là gì: Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.
A. Túi áo trên
- B. Vật nhọn, nhỏ được làm bằng thân cây tre
- C. Vật nhọn, nhỏ được làm bằng kim loại để cài áo
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 2: Ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ) là:
- A. một hệ thống giao tiếp có cấu trúc được sử dụng bởi con người.
B. biến thể theo mỗi địa phương của một ngôn ngữ, được thể hiện chủ yếu trên các phương diện ngữ âm và từ vựng.
- C. cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm
- D. tất cả những ý trên đều đúng
Câu 3: Từ “mõi” trong câu sau có nghĩa là gì: Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.
A. Lấy cắp
- B. Lừa đảo
- C. Mệt mỏi
- D. Khó khắn
Câu 4: Công dung của dấu gạch ngang là gì?
- A. Đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu
- B. Đặt trước những lời đối thoại
- C. Đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số…
D. Tất cả các ý trên
Câu 5: Từ địa phương "tía" của Nam Bộ có nghĩa toàn dân là gì ?
- A. Lá tía tô
B. Bố
- C. Màu đỏ
- D. Quả na
Câu 6: Từ địa phương "Bá" có nghĩa là gì?
A. Bác
- B. Anh
- C. Chị
- D. Mẹ
Câu 7: Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn văn sau đây: “Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”.
A. Câu văn đã thiếu dấu (?) khi hết câu.
- B. Câu văn đã thiếu dấu (.) khi hết câu.
- C. Câu văn đã thiếu dấu (!) khi hết câu.
- D. Câu văn đã thiếu dấu (,) khi hết câu.
Câu 8: Từ ngữ địa phương là:
A. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
- B. là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán.
- C. Là từ thường xuyên được sử dụng.
- D. Là từ ngữ được ít người biết đến.
Câu 9: Công dụng của dấu chấm lửng là gì?
- A. Tỏ ý chưa liệt kê hết
- B. Thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng
- C. Biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt…
D. Tất cả các ý trên
Câu 10: Câu sau đây là đúng hay sai: Mỗi phương ngữ có những đặc điểm riêng về ngữ âm, thể hiện qua cách phát âm của người dân mỗi địa phương. Đặc biệt, trong mỗi phương ngữ bao giờ cũng có một số từ ngữ không có nghĩa tương đương trong ngôn ngữ toàn dân.
A. Đúng
- B. Sai
Câu 11: Quan sát ví dụ và cho biết dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?
Lan – người bạn thân nhất của tôi đã đạt được học bổng đi du học Mỹ.
- A. Thường được đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói của nhân vật hoặc để liệt kê.
- B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; nối các từ trong một liên danh.
C. A và B đều đúng
- D. A và B đều sai
Câu 12: Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau: Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
- A. Liệt kê
- B. Câu hỏi tu từ
- C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 13: Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?
- A. Ngữ âm
- B. Ngữ pháp
- C. Từ vựng
D. Cả A và C
Câu 14: Công dụng của dấu chấm là gì?
A. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài.
- B. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối ngắn.
- C. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu chuẩn bị hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài.
- D. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu còn một vế của câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối ngắn.
Câu 15: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?
- A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
- B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
- C. Để tô đậm tính cách nhân vật
D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.
Câu 16: Nhận định sau là đúng hay sai: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm trong câu.
A. Đúng
- B. Sai
Câu 17: Ý nào dưới đây là công dụng của dấu chấm hỏi?
- A. Đặt ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghĩa nghi vấn.
- B. Có lúc đặt ở câu cầu khiến để biểu thị thái độ châm biếm.
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 18: Nhận định sau đây là đúng hay sai: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp và đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
A. Đúng
- B. Sai
Câu 19: Các từ ngữ: hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, quan thương thư, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?
- A. Biệt ngữ của thường dân.
B. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.
- C. Biệt ngữ của quý tộc phương tây.
- D. Biệt ngữ người lao động.
Câu 20: Ý nào dưới đây là công dụng của dấu chấm than?
A. Đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc, yêu cầu hay mệnh lệnh.
- B. Đặt ở giữa câu cầu khiến hoặc ở giữa câu nhằm biểu thị cảm xúc, yêu cầu hay mệnh lệnh.
- C. Đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị thái độ nghi vấn.
- D. Đặt ở giữa câu cầu khiến hoặc ở giữa câu nhằm biểu thị thái độ nghi vấn.
Bình luận